III. Đánh giá đạo đức tư cách 1 Cá tính của con ngườ
2. Lòng người khó dò
Lòng người thường kín đáo khó phát hiện, chỉ qua thử thách mới biết kẻ hay người dở. Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú giỏi nghe lời nói biết lòng người, song lại bị Bàng Minh bưng bít. Tào Tháo cũng giỏi hiểu bụng dạ tướng sỹ song lại bị Trương Mạo lừa dối. Đó là vì sao?
Hiện tượng biểu hiện bên ngoài của sự vật giống nhau, nhưng bản chất khác nhau, dễ mê hoặc con người. Cho nên, kẻ coi trời bằng vung nhìn dáng vẻ rất thông minh song thực ra rất ngu dốt; kẻ ngu si khả ái nhìn giống như quân tử, song lại là tiểu nhân; kẻ thô lỗ hình như dũng cảm, song lại nhát gan.
Những yếu tố phán đoán lòng người: 1) Hình dáng, lời nói, phong thái.
2) Tâm trạng, mối quan hệ với mọi người. 3) Quan điểm lập trường của người phán đoán.
Lời nói, hành động của con người chỉ là hiện tượng bề ngoài, còn suy nghĩ của họ mới là bản chất. Vì vậy, muốn đánh giá chính xác con người ngoài việc căn cứ vào lời nói, thái độ còn cần chú ý đến hành động của đối tượng. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta không thể quan sát lâu dài đối tượng được, vì vậy phải nhanh chóng xác định chính xác bản chất con người bằng cách tìm hiểu suy nghĩ, tư tưởng, tâm lý của đối tượng. Tâm lý và cách biểu hiện tâm lý của con người rất phức tạp. Có người phật ý, song lại dùng nụ cười để che giấu, có người vui mừng song lại dùng sự im lặng để che đậy. Có người tài giỏi, thông thái, nhưng mọi người lại khinh thường họ, song các bậc thánh nhân lại vô cùng tôn trọng người ấy. Những người như vậy đều có vẻ bề ngoài không thống nhất với nội tâm. Hàn Tín thời trẻ bị coi là kẻ bất tài hèn nhát, khi theo Hạng Vương chỉ là kẻ tầm thường dưới trướng Hạng Vương, nhưng về với Lưu Bang lại được đánh giá là người có tài kinh bang tế thế. Chỉ có Tiêu Hà là người duy nhất biết rõ tài năng cầm quân của Hàn Tín, còn mọi người đều đánh giá sai về Hàn Tín.
2. Lòng người khó dò
Đạo gia cho rằng "Khí * là gốc của Thần (tinh thần), Thần nhờ có Khí mà biểu hiện ra". Từ trong "khí" có thể thấy tinh thần, từ trong "Thần" có thể thấy "Khí", cho nên
"quan sát người không bằng quan sát tinh thần, quan sát tinh thần không bằng quan sát khí".
Người phóng khoáng: Sinh khí mênh mông. Kẻ phóng đãng: Sinh khí tản mát. Người tiết kiệm: Sinh khí cố kết.
Kẻ hà tiện: Sinh khí co ngắn. Người thận trọng: Sinh khí trấn tĩnh. Kẻ gò bó: Sinh khí ngưng trệ. Người giản dị: Sinh khí thuận hòa. Kẻ thâm hiểm: Sinh khí lắng đọng. Người rộng rãi: Sinh khí tự nhiên.
Kẻ lông bông: Sinh khí yếu ớt. Người khảng khái: Sinh khí mạnh mẽ. Kẻ phù phiếm: Sinh khí tàn lụi. Người thẳng thắn: Sinh khí cương trực. Kẻ cuồng ngông: Sinh khí bỉ lậu. Người trấn tĩnh: Sinh khí kiên cường. Kẻ trống rỗng: Sinh khí thiếu hụt. Người trung hậu: Sinh khí dồi dào.
Kẻ cẩu thả: Sinh khí trì độn. Người khôn ngoan: Sinh khí trong sáng. Kẻ khắc bạc: Sinh khí gấp gáp.
* Khí là một khái niệm trong triết học và y học cổ đại,
nghĩa cụ thể là chất khí, luồng khí, nghĩa trừu tượng là sinh khí, sức sống. Nếu dùng phương pháp trên thì có thể biết chính xác lòng dạ con người.