Quản lý theo chức trách

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 110 - 112)

IV. Đại nhân đại đức

2. Quản lý theo chức trách

Nhà lãnh đạo phải nắm việc lớn, định chủ trương, kế hoạch. Thống chế Anh Montgomery (1887 - 1976) khi chỉ huy trong Đại chiến Thế giới lần thứ II thường nhắc cấp dưới: là chỉ huy cao cấp, không được tham gia vào các việc lặt vặt. Tác phong của Montgomery là lặng lẽ suy nghĩ những vấn đề quan trọng. Montgomery cho rằng, chỉ huy phải suy nghĩ thế nào để đánh thắng địch.

Thời Hán Tuyên Đế, Bính Cát làm Tể tướng. Một ngày mùa xuân, Bính Cát đi xe qua phố chợ phồn hoa ở kinh thành, gặp một đám đánh nhau lớn, tử thương rất nhiều, nhưng ông xem như không thấy, lặng lẽ đi qua. Một lúc sau ông gặp một con bò đang kéo xe thở phì phò, bèn cho người xuống hỏi chủ con bò vì sao như vậy. Những tùy tùng rất ngạc nhiên trước thái độ của Tể tướng, lẽ nào Tể tướng coi người không bằng động vật? Bính Cát giải thích:

"Ngăn chặn vụ việc đám đông đánh nhau là chức trách của Viên lệnh Trường An hoặc Lệnh doãn kinh đô. Tể tướng chỉ cần mỗi năm một lần đánh giá sự cần mẫn của họ và báo lên Hoàng đế khen hoặc phạt họ là được. Làm Tể tướng không cần tham dự vào việc nhỏ vụn vặt. Ngăn chặn đám đông đánh nhau trên đường càng không cần thiết. Ta sở dĩ thấy con bò thở phì phò, dừng xe hỏi nguyên nhân là vì hiện nay đang là đầu mùa xuân, mà bò thè lưỡi thở gấp như vậy, ta lo là âm dương không điều hòa. Một trong những chức trách của tể tướng là phải điều hòa âm dương hướng thuận, vì vậy mới phải dừng xe để hỏi".

Đám tùy tùng nghe xong bừng tỉnh, họ nghĩ Tể tướng Bính Cát mới thật sự là một vị quan biết cách làm việc.

Câu chuyện trên chứng tỏ: Nhà lãnh đạo không những phải có năng lực phân biệt việc lớn chuyện nhỏ mà còn phải biết điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp với tình hình (năng lực điều hòa âm dương).

Trần Bình lúc trẻ theo Lưu Bang khởi nghĩa. Sau khi thành công không về ở ẩn, tiếp tục giúp các Hoàng đế nhà Hán trị vì. Cuối đời, ông được Hán Văn Đế bổ nhiệm làm Thừa tướng. Thời xưa, chức Thừa tướng thường do 2 người đảm nhiệm, gọi là tả Thừa tướng và hữu Thừa tướng. Chia chức Thừa tướng (thủ tướng) làm hai nhằm mục đích giảm quyền lực và chia bớt gánh nặng công việc.

Một hôm, Văn Đế triệu hữu Thừa tướng Chu Bột và tả Thừa tướng Trần Bình vào cung. Văn Đế hỏi hữu Thừa tướng Chu Bột "Một năm ngươi giải quyết khoảng bao nhiêu vụ án?". Chu Bột trả lời: "Thần bất tài, không rõ việc này lắm". Văn Đế lại hỏi: "Vậy, thu chi quốc khố một năm khoảng bao nhiêu?". Chu Bột vẫn không trả lời được, mồ hôi toát ra đẫm lưng. Văn Đế cũng hỏi Trần Bình như vậy. Trần Bình trả lời: "Về vấn đề này thần cần phải hỏi người phụ trách mới rõ".

Trần Bình thưa: "Người phụ trách xét xử các vụ án là quan Đình uý (đại thần tư pháp), người phụ trách thu chi quốc khố là quan Trị túc nội sử (đại thần tài chính".

Văn Đế hỏi: "Nếu tất cả các chức vụ đều có người quản lý, thì Thừa tướng phụ trách cái gì?

Trần Bình bình tĩnh thưa: "Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ không kể thần tài hèn sức mọn, cho thần lạm giữ chức Thừa tướng. Chức vụ Thừa tướng khiến cho dân chúng ai cũng làm việc, đối ngoại thì trấn áp vỗ về tứ di, chư hầu, đối nội thì đốc thúc, kiểm tra các quan lại làm tốt công việc được giao".

Văn Đế nghe xong hết lời ca ngợi Trần Bình. Trên đường về Chu Bột trách Trần Bình:

"Sao ông không nói trước cho tôi biết để tôi trả lời?" Trần Bình cười:

Ông ở địa vị Thừa tướng mà lại không biết chức trách của mình sao? Nếu bệ hạ hỏi số người ăn cướp ở Trường An thì ông định nói liều sao?

Ít lâu, Chu Bột cáo bệnh từ chức, để một mình Trần Bình làm tể tướng.

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w