- Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
2.2.2. Hệ thống các biện pháp thích ứng với yêu cầu của WTO của cơ quan KTNN Trung Quốc
toán và phương pháp kiểm toán mới mà còn phải thay đổi phương pháp tiếp cận để kiểm toán viên có thể thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm toán trong điều kiện mới.
2.2.1.7. Yêu cầu đối với hệ thống pháp lý của hoạt động kiểm toán nhà nước
Gia nhập WTO, yêu cầu đầu tiên đối với hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc là phải điều chỉnh pháp luật về kiểm toán. Mỗi yêu cầu đối với pháp luật về kiểm toán đều đòi hỏi có sự điều chỉnh liên quan và hệ thống pháp lý quy định hoạt động kiểm toán nhà nước cũng cần phải được điều chỉnh trên một số khía cạnh như: trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm toán nhà nước các cấp, mục tiêu và quy tắc thực hiện cuộc kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kiểm toán, nội dung kiểm toán…
2.2.2. Hệ thống các biện pháp thích ứng với yêu cầu của WTO của cơ quan KTNN Trung Quốc KTNN Trung Quốc
Để cải thiện môi trường và tình hình kiểm toán sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, với tư cách là cơ quan kiểm toán tối cao của Trung Quốc, CNAO đã chủ động thiết lập cơ chế đổi mới dựa trên kinh nghiệm kiểm toán nhà nước được thực hiện trong hơn 20 năm (từ đầu những năm 1980 đến năm 2001) và xây dựng một hệ thống các biện pháp “động” nhằm đáp ứng những yêu cầu của WTO trên cả hai khía cạnh, đó là: đổi mới và điều chỉnh [83, tr.6-7].
Quan điểm này được thể hiện trong Hình 2.3. Hình 2.3 minh họa hệ thống các biện pháp thích ứng mà KTNN Trung Quốc xây dựng để đáp ứng các yêu cầu thay đổi của đối tượng kiểm toán và môi trường kiểm toán. Hệ thống biện pháp này được áp dụng để đáp ứng những yêu cầu của việc gia nhập WTO tạo nên một hệ thống đổi mới về hoạt động kiểm toán và hệ thống điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhà nước. Hệ thống đổi mới hoạt động kiểm toán dựa trên kinh nghiệm kiểm toán nhà nước của Trung Quốc; nó cũng là điểm bắt đầu cho sự phát triển của hoạt động kiểm toán nhà
63
nước. Trong khi đó, hệ thống điều chỉnh hoạt động kiểm toán lại bao trùm rất nhiều biện pháp thích ứng cụ thể, nó nhằm vào việc kiểm toán các tình huống và các nhược điểm hiện có của hoạt động kiểm toán nhà nước.
Trên cơ sở các vấn đề tồn tại và những nhược điểm hiện có của hoạt động kiểm toán nhà nước, CNAO tiếp tục xây dựng mô hình về một hệ thống đổi mới với biện pháp đối phó. Hình 2.4 minh họa khi thiết kế hệ thống biện pháp thích ứng trên cơ sở đổi mới hoạt động kiểm toán nhà nước, CNAO không chỉ tôn trọng các nguyên tắc của WTO và các kinh nghiệm mang tính lịch sử mà còn cân nhắc đến tình hình hiện tại cũng như các nhược điểm trong hoạt động kiểm toán nhà nước.