Về hoạt động kiểm toán và cung cấp kết quả kiểm toán

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 122 - 124)

VII Các kết quả kiểm toán chính

3.2.6.Về hoạt động kiểm toán và cung cấp kết quả kiểm toán

2 Kết quả đầu ra

3.2.6.Về hoạt động kiểm toán và cung cấp kết quả kiểm toán

Giai đoạn 1994- 2005, KTNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện kiểm toán theo chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hàng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nhân lực, KTNN xây dựng kế hoạch kiểm toán trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Với cơ cấu tổ chức và số lượng nhân sự hiện có, trong giai đoạn 1995- 2005 hàng năm KTNN chỉ thực hiện kiểm toán từ 30 đến 50 đầu mối (Bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty, dự án đầu tư nhóm A… ), tức chỉ kiểm toán khoảng 1/3 số thu, chi ngân sách và 1/3 số đầu mối trong diện kiểm toán. Khoảng cách bình quân giữa 2 lần kiểm toán tại mỗi đơn vị được kiểm toán từ 4- 5 năm/lần/đơn vị. Trong thời kỳ này, kết quả kiểm toán được gửi cho đơn vị được kiểm toán và cung cấp cho Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác theo quy định của Chính phủ. Kết quả kiểm toán của KTNN không được công bố công khai vì chưa có cơ sở pháp lý cho việc công khai kết quả kiểm toán của KTNN. Biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán đều được đóng dấu MẬT khi phát hành.

Sau khi có Luật KTNN, với nhân lực được tăng cường, KTNN đã tăng dần số lượng đơn vị được kiểm toán hàng năm. Mỗi năm KTNN thực hiện kiểm toán từ 90 đến 150 đầu mối, bình quân gấp 2 lần so với giai đoạn trước khi có Luật KTNN, riêng lĩnh vực đầu tư XDCB có số lượng các dự án đầu tư được kiểm toán gấp 4 lần. Đối với lĩnh vực NSNN, số lượng đầu mối và tổng số thu, chi NSNN được kiểm toán tăng nhanh. Nếu năm 2004, kiểm toán tại 8 Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm 5,38% chi ngân sách trung ương, 29% tổng số chi ngân sách địa phương (NSĐP), và 38% tổng số thu NSNN thì đến năm 2008, kiểm toán tại 20 Bộ, ngành và 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 29% tổng chi ngân sách Trung ương, 49% tổng số chi NSĐP và 60% tổng số thu NSNN đã được kiểm toán. Khoảng cách bình quân giữa 2 lần kiểm toán mỗi đơn vị cũng rút ngắn. Trong 05 năm gần đây, hầu hết các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, bảo hiểm… được kiểm toán 2-3 năm một lần; trung bình mỗi năm kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN của 50% số tỉnh, thành phố. Nhiều đơn vị được kiểm toán thường xuyên hàng năm theo luật định như: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội... Đồng thời thực hiện kiểm toán theo Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm của Tổng KTNN, KTNN còn thực hiện nhiều cuộc kiểm toán phục vụ công tác giám sát theo yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam...; kiểm toán theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, như: kiểm

118

toán để giải quyết tồn đọng tài chính tại 35 nhà máy đường, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, Dự án Trung tâm Hội nghị quốc gia, Dự án Cầu Vĩnh Tuy, Dự án Đường 5 kéo dài… Việc thực hiện kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) theo đề nghị của các nhà tài trợ như: Chương trình 135, Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo... đã trở thành công việc thường xuyên trong những năm gần đây của hoạt động KTNN.

Về công khai kết quả kiểm toán, năm 2006, thực hiện quy định của Luật KTNN, lần đầu tiên KTNN tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2005 đối với niên độ ngân sách 2004. Cũng từ năm 2006, tất cả các biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán không còn đóng dấu MẬT khi phát hành (trừ một số báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng thực hiện theo quy định riêng). Việc cung cấp kết quả kiểm toán được thực hiện theo quy định của Luật KTNN.

Thực hiện quy định tại Điều 58 và 59 của Luật KTNN, Nghị định số 91/2008/NĐ-CP ngày 18/8/2008 của Chính phủ về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN, định kỳ KTNN họp báo công bố công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, tạo được dư luận tốt cả trong nước và quốc tế. Ngoài hình thức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm, KTNN còn công bố kết quả của cuộc kiểm toán thông qua các hình thức họp báo hoặc đăng tải trên Trang thông tin điện tử và Tạp chí Kiểm toán (nay là Báo Kiểm toán) theo quy định. Việc công bố công khai kết quả kiểm toán đảm bảo đúng pháp luật, không có sai sót, có tính định hướng là một hoạt động nổi bật của KTNN từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Các báo cáo kiểm toán định kỳ, đột xuất đều được báo cáo, gửi, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đơn vị được kiểm toán… theo quy định của pháp luật. Đồng thời với báo cáo kiểm toán, Tổng KTNN còn gửi công văn tới các Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị được kiểm toán và các cơ quan hữu quan để thông báo và đề nghị thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Vì vậy, việc thực hiện và báo cáo, tổng hợp thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng đi vào thực chất và nề nếp hơn. Các báo cáo kiểm toán của KTNN đều được gửi đầy đủ và kịp thời đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Thực hiện Thông tư liên tịch (tháng 11/2007) về trao đổi, quản lý, sử dụng thông tin dữ liệu về phòng, chống tham nhũng, hàng quý KTNN cung cấp kết quả kiểm toán cho Thanh tra Chính phủ. KTNN đã chuyển nhiều hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân cho cơ quan điều tra, kiểm tra Đảng, Thanh tra Chính phủ và thanh tra của các Bộ, ngành để điều tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền;

119

chủ động hoặc cung cấp theo yêu cầu kết quả kiểm toán cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng và Nhà nước ở Trung ương cũng như địa phương.

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 122 - 124)