Sự cần thiết phải thực hiện những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước khi Trung Quốc gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 65 - 67)

- Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

2.2.1.Sự cần thiết phải thực hiện những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước khi Trung Quốc gia nhập WTO

nhà nước khi Trung Quốc gia nhập WTO

Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với lĩnh vực kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán nhà nước nói riêng. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, các yêu cầu này đều mang ý nghĩa tích cực nhiều hơn là tiêu cực và mang đến nhiều cơ hội đối với hoạt động kiểm toán nhà nước. Tuy nhiên, để hiểu được sự cần thiết phải thực hiện những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc, cần nghiên cứu cụ thể các yêu cầu của việc gia nhập WTO tạo ra đối với hoạt động kiểm toán nhà nước.

2.2.1.1. Yêu cầu đối với phạm vi trách nhiệm theo luật định của cơ quan kiểm toán nhà nước

Khi thực hiện các cam kết của WTO, Trung Quốc sẽ phải mở cửa cho các luồng vốn đầu tư nước ngoài, theo đó nhiều doanh nghiệp liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài sẽ xuất hiện ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp này có thể là đối tượng của KTNN hoặc là đối tượng của các công ty kiểm toán độc lập. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp nhà nước có thể giảm xuống. Điều này sẽ tác động rất lớn đến phạm vi và đối tượng kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước. Bên cạnh đó, một số vấn đề kiểm toán trước đây do Chính phủ thông qua, thì sau khi gia nhập WTO, KTNN Trung Quốc có thể có thẩm quyền thông qua, ví dụ việc kiểm toán một số công trình xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc...

2.2.1.2. Yêu cầu đối với tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm toán

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc phải tiến hành những thay đổi các quy định của chính phủ. KTNN Trung Quốc thường dựa vào các quy định này để làm căn cứ kiểm toán, nên khi các quy định này được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi sẽ tác động trực tiếp tới tiêu chí kiểm toán. Theo đó, KTNN phải thực hiện những thay đổi tương ứng để đảm bảo cho các phát hiện kiểm toán được trung thực, khách quan. Gia nhập WTO, các nguyên tắc thương mại áp dụng cho hoạt động kinh doanh phải điều chỉnh theo các nguyên tắc quốc tế; và các nguyên tắc quốc tế cũng yêu cầu các tổ chức quốc tế phải tuân thủ một số điều kiện kinh tế trong nước; các nguyên tắc này sẽ tác động trực tiếp tới tiêu chí kiểm toán các hoạt động kinh doanh thương mại của KTNN. Ngoài ra, khi các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia thị trường quốc tế cũng phải tuân thủ các luật pháp và quy định kinh doanh nước ngoài, do vậy, khi kiểm toán các doanh nghiệp này, KTNN Trung

61

Quốc cũng phải xem xét môi trường kinh doanh của các nước sở tại để lựa chọn các căn cứ và tiêu chí kiểm toán thích hợp. Như vậy, các tiêu chí kiểm toán của KTNN Trung Quốc cần phải mang tính quốc tế hơn và minh bạch hơn.

2.2.1.3. Yêu cầu đối với nội dung kiểm toán

Nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO yêu cầu việc đối xử với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước là như nhau. Điều này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh đối với các nội dung kiểm toán các doanh nghiệp trong nước để giảm sự trùng lặp về nội dung giữa công tác giám sát và điều tra, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. KTNN Trung Quốc phải nhấn mạnh đến việc kiểm toán tính tuân thủ các nguyên tắc của WTO hơn so với kiểm toán toàn diện. Ngoài ra, sau khi gia nhập WTO, các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường tài chính Trung Quốc và như vậy các tổ chức tài chính Trung Quốc và các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ nhận được cùng một dịch vụ kiểm toán. Theo đó, KTNN phải điều chỉnh nội dung kiểm toán đối với các tổ chức tài chính theo hướng tập trung vào việc tuân thủ chính sách tài chính quốc gia hơn là cùng thực hiện các nội dung kiểm toán tương tự như các công ty kiểm toán độc lập. Để thực hiện các nguyên tắc của WTO một cách công bằng và đảm bảo tính pháp lý, nội dung kiểm toán của KTNN Trung Quốc cũng cần phải được chuẩn hóa.

2.2.1.4. Yêu cầu đối với chuẩn mực kiểm toán

Gia nhập WTO, hoạt động của KTNN Trung Quốc phải chuẩn hóa từ khâu lập kế hoạch đến lập báo cáo kiểm toán. KTNN cần tập trung vào việc phát triển và thực hiện các chuẩn mực kiểm toán một cách đồng bộ và thống nhất. Để các kết quả của KTNN Trung Quốc có thể so sánh được với các phát hiện kiểm toán nước ngoài và để các nhà đầu tư nước ngoài có thể hiểu được hoạt động của các tổ chức kinh tế trong nước, trong một số lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến khía cạnh kỹ thuật, công nghệ,… các chuẩn mực kiểm toán của KTNN Trung Quốc phải được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI (ISSAI) và các thông lệ quốc tế.

2.2.1.5. Yêu cầu đối với việc công khai và minh bạch các phát hiện kiểm toán

Theo quy định của WTO, mọi hoạt động kinh tế phải công khai và minh bạch, do đó KTNN Trung Quốc cũng cần tăng tính công khai và minh bạch đối với các hoạt động của mình. Quy định về công khai bao gồm công khai thủ tục, quy trình kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, các nội dung kiểm toán đã được xác định và một số kết quả kiểm toán. Các dự án liên quan đến nước ngoài và các dự án công phải được công khai đầy đủ các kết quả kiểm toán, trừ những vấn đề liên quan đến bí mật quốc gia. Để có thể đáp ứng

62

được yêu cầu về công khai và minh bạch, KTNN cần thiết lập một hệ thống hợp lý, trong đó xác định rõ nội dung nào cần công khai, công khai bằng phương tiện gì, thời điểm nào công khai và phạm vi công khai các phát hiện và kết quả kiểm toán.

2.2.1.6. Yêu cầu đối với chất lượng kiểm toán viên và phương pháp kiểm toán

Gia nhập WTO, các kiểm toán viên nhà nước của Trung Quốc cần phải hiểu được các nguyên tắc của WTO, các thông lệ kiểm toán quốc tế, các tiêu chuẩn kinh doanh quốc tế, nắm được các phương tiện kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm toán sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Kỹ thuật và phương pháp kiểm toán truyền thống có thể không phù hợp với những cuộc kiểm toán mới và các yêu cầu quốc

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 65 - 67)