Định hướng phát triển KTNN dưới tác động của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 150 - 154)

- Các chuẩn mực do KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc áp dụng đều chưa phù

3.5.2.Định hướng phát triển KTNN dưới tác động của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế

7 Các kết quả kiểm

3.5.2.Định hướng phát triển KTNN dưới tác động của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế

kinh tế quốc tế

3.5.2.1. Các định hướng trong Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020

Ngày 19/4/2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê duyệt và ban hành Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020.

Trên cơ sở đảm bảo thực hiện quan điểm và mục tiêu trong Chiến lược phát triển đến năm 2020, KTNN đã xác định 6 định hướng quan trọng, đó là: (1) hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN; (2) phát triển hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan KTNN; (3) phát triển nguồn nhân lực; (4) nâng cao chất lượng kiểm toán; (5) phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và phát triển khoa học - CNTT; (6) hội nhập và hợp tác quốc tế về KTNN.

Bên cạnh đó, nhằm cụ thể hóa Chiến lược trên thành các hoạt động khả thi, KTNN đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 với việc xác định các hoạt động, lộ trình, phân công trách nhiệm và phân bổ nguồn lực để thực hiện các định hướng đề ra trong Chiến lược.

Mặc dù, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược đã đề ra các định hướng, xác định các hoạt động với lộ trình và phân bổ nhân sự và các nguồn lực khác tương đối đầy đủ nhưng sau gần 3 năm thực hiện, Chiến lược và Kế hoạch hành động đã bộc lộ một số hạn chế sau:

Thứ nhất, về tổ chức thực hiện, trong quá trình thực hiện sự phối hợp giữa một số thành viên Ban Chỉ đạo, một số đơn vị, bộ phận có những nội dung, có những thời điểm chưa chặt chẽ; trách nhiệm của một vài thành viên/ đơn vị chủ trì chưa cao, chưa sát sao, chưa thường xuyên, chưa quyết liệt, phân công nhiệm vụ chưa cụ thể, rõ ràng, từ đó dẫn đến hiệu lực công tác chỉ đạo và thực hiện không cao.

Thứ hai, về nội dung và chất lượng các hoạt động đã thực hiện cho thấy: (1) còn nhiều hoạt động quan trọng và ưu tiên cao chưa được thực hiện như: các hoạt động liên quan đến ứng dụng CNTT; các nội dung hoạt động liên quan đến tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, KTV; triển khai ứng dụng phương pháp kiểm toán tiên tiến, hiện đại; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho lập kế hoạch kiểm toán; (2) mức độ thực hiện các nội dung của một số hoạt động chưa đầy đủ, toàn diện, có những hoạt động mới chủ yếu tập trung vào chỉ tiêu số lượng, không chú ý nhiều đến chất lượng; nhiều hoạt động chưa hoàn thành chi tiêu đề ra; (3) tính liên kết giữa các hoạt động rất thấp, chưa tạo được sự đồng bộ để cùng hướng tới mục tiêu, mục đích của chiến lược; (3) trong quá trình thực hiện các hoạt động của Kế hoạch chưa chú ý đến việc kết quả (chỉ tiêu/ chỉ số đo lường) của các hoạt động mà thường sa vào quản lý vi mô và sự vụ/ công việc thường nhật; ít chia sẻ thông tin về tiến độ thực hiện; chưa chú ý đến việc gắn kết các hoạt động có tính chiến

146

lược với công việc thường xuyên, đồng thời các công việc thường xuyên cũng ít gắn với mục tiêu Chiến lược và các hoạt động của Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược.

Thứ ba, các nguồn lực cho việc thực hiện Chiến lược cũng chưa được xác định rõ ràng, dẫn đến việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị của KTNN còn thiếu và không hiện đại.

Thứ tư, công tác tuyên truyền thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động còn chưa tích cực. Việc thực hiện Chiến lược cần phải được phổ biến rộng rãi để mở rộng phạm vi thực hiện và phát huy trí tuệ của cán bộ, công chức các cấp.

Thứ năm, mặc dù đã được xác định trong Chiến lược nhưng vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó tới hoạt động của KTNN chưa được đánh giá một cách thích đáng trong Chiến lược và Kế hoạch hành động, do đó, lộ trình hội nhập của ngành là chưa rõ ràng, cụ thể.

Ngoài ra, khi so sánh các nội dung trong Chiến lược và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược với khuôn khổ tăng cường năng lực của IDI-INTOSAI cho thấy lĩnh vực

Lãnh đạo và quản trị nội bộ chưa được nhấn mạnh trong Chiến lược, điều này là rất quan trọng vì việc thực hiện thành công Chiến lược phụ thuộc rất nhiều vào ý chí lãnh đạo và sự quyết tâm đồng lòng của tập thể cán bộ, công chức KTNN các cấp; vào cơ chế trao đổi thông tin nội bộ; vào trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của bản thân cơ quan KTNN và hệ thống kiểm soát nội bộ của KTNN. Đặc biệt, việc xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động thường đi kèm với các chỉ số đánh giá hoạt động cụ thể, thiếu các chỉ số đánh giá, các hoạt động sẽ không đảm bảo tính khả thi và trên cơ sở đó cũng gây khó khăn cho việc ước lượng rủi ro và đánh giá chất lượng đầu ra của các hoạt động.

3.5.2.2. Định hướng phát triển Kiểm toán Nhà nước dưới tác động gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích bối cảnh và những xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh thế giới đến năm 2020; đánh giá Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược cũng như tham khảo kinh nghiệm của KTNN Trung Quốc, Luận án đề xuất một số định hướng phát triển KTNN dưới tác động gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế sau:

a. Đổi mới nhận thức về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các nước cũng như Việt Nam, thực hiện “kinh tế mở”, “hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây vừa là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế hiện đại, tạo điều kiện để “hội nhập”, “phát triển”, đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển; đồng thời cũng tạo ra những thách thức cho chính sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện đó, kiểm toán ở Việt Nam với tính cách là một ngành kinh tế quốc dân cũng cần phải “hội nhập” để phát triển và

147

cũng sẽ không tránh khỏi nhưng thách thức cần vượt qua. Những nhận thức không đầy đủ về hội nhập kinh tế nói chung và WTO nói riêng hiện sẽ gây nhiều cản trở cho KTNN Việt Nam trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát nền tài chính quốc gia và quá trình phát triển trong tương lai. Do đó, việc đổi mới nhận thức về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế là rất cần thiết đối với KTNN Việt Nam và cần được thực hiện đối với tất cả các cấp cán bộ của KTNN.

b. Tăng cường sự phối hợp của các phân hệ kiểm toán trong hệ thống kiểm toán của Việt Nam

Mặc dù mỗi phân hệ kiểm toán tồn tại và hoạt động với mục đích riêng, nhưng qua thực hiện các chức năng của mình, ở những phạm vi kiểm toán phù hợp với mục đích của mình, ba phân hệ kiểm toán sẽ góp phần làm lành mạnh các quan hệ kinh tế - tài chính; củng cố hệ thống pháp luật; nâng cao tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, về mặt tổ chức, mỗi phân hệ kiểm toán tương đối độc lập nhưng trong hoạt động thực tiễn, hoạt động của mỗi phân hệ lại đan xen lẫn nhau, có thể hỗ trợ, tác động lẫn nhau và tác động đến những đơn vị được kiểm toán cụ thể, cũng như đối với ngành kinh tế và nền kinh tế quốc dân. Từ đó có thể khẳng định, chỉ trong điều kiện cả ba phân hệ kiểm toán (kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ) cùng phát triển mạnh thì kiểm toán mới thực sự phát huy được vai trò của mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thực hiện các cam kết với WTO nói riêng.

c. Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN

Trong những năm tới, phát triển KTNN thành công cụ trọng yếu và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của các địa phương. Muốn vậy, trước tiên cần phải có cơ sở pháp lý đầy đủ, phù hợp để điều chỉnh tổ chức và hoạt động kiểm toán, đảm bảo tính độc lập đối với hoạt động kiểm toán nhà nước nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của KTNN theo quy định của pháp luật. Tiếp đó, cần phải tăng cường năng lực hoạt động cho KTNN thông qua việc tăng số lượng KTNN chuyên ngành, khu vực và biên chế; đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên nắm vững, bám sát yêu cầu quản lý kinh tế- xã hội, tài chính - ngân sách, những vấn đề thực tiễn đặt ra để xác định nội dung và áp dụng loại hình kiểm toán thích hợp trong từ giai đoạn và hàng năm.

148

Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, KTNN cần chú trọng kiểm toán, đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, giải pháp quản lý, điều hành nền kinh tế vĩ mô, nhất là trước những biến động bất lợi và bất ổn của nền kinh tế thế giới. Đồng thời, kiểm toán, đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của các đơn vị kinh tế, nhất là khả năng thích ứng và cạnh tranh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, KTNN cần chú trọng kiểm toán, đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, giải pháp quản lý, điều hành nền kinh tế vĩ mô, nhất là trước những biến động bất lợi và bất ổn của nền kinh tế thế giới. Đồng thời, kiểm toán đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động, độ bền vững của các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng và các tổ chức tài chính; giúp các đơn vị khắc phục những hạn chế nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

d. Xây dựng Kiểm toán Nhà nước có trình độ chuyên nghiệp cao, hiện đại, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế

Hoạt động kiểm toán mang tính chuyên môn nghề nghiệp cao, mỗi bước công việc đều đòi hỏi thận trọng, khoa học. Người làm công tác kiểm toán ngoài yêu cầu thông thạo chuyên môn, am hiểu pháp luật cũng cần phải có phương pháp làm việc chuyên nghiệp. Việc xây dựng KTNN trở thành cơ quan có tính chuyên nghiệp cao, từ tổ chức bộ máy, quản lý điều hành đến tiến hành hoạt động nghiệp vụ, sẽ giúp KTNN hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao. Để đạt được điều đó, KTNN cần phải xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản điều chỉnh quản lý, tổ chức và điều hành hoạt động kiểm toán, hệ thống các chuẩn mực, quy định về chuyên môn nghề nghiệp.Trong môi trường kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hoạt động quản lý nhà nước và tại các đơn vị cơ sở trong nền kinh tế ngày càng hiện đại. Để theo kịp, không cản trở và dẫn bước cho phát triển kinh tế - xã hội và quản lý, KTNN cũng cần phải hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, từ cách thức tổ chức khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu đến tổ chức công tác kiểm toán và phương pháp kiểm toán.

Yêu cầu hội nhập quốc tế càng sâu, rộng, đặc biệt là KTNN đã gia nhập INTOSAI, ASOSAI đòi hỏi công tác kiểm toán phải phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế để đảm bảo tính minh bạch, dễ hiểu, dễ so sánh, phù hợp với yêu cầu của các định chế quốc tế. Trên nền tảng các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, điều kiện thực tiễn Việt Nam, KTNN cần chuẩn hoá, chính quy hoá một cách đồng bộ các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ.

149 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Tăng cường công khai, minh bạch kết quả kiểm toán

Một trong những yêu cầu cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế là phải có nền tài chính lành mạnh, công khai, minh bạch. Để đáp ứng yêu cầu đó, ở các nước trên thế giới đều có một cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước, độc lập về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ với các cơ quan khác, đó là cơ quan kiểm toán tối cao (còn gọi là KTNN). Trong điều kiện hội nhập quốc tế càng sâu rộng, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, đòi hỏi công khai, minh bạch về hoạt động tài chính - ngân sách ngày càng cao, vì vậy càng phải tăng cường việc công khai, minh bạch kết quả kiểm toán của KTNN. Việc công khai kết quả kiểm toán của KTNN với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao là cơ sở tin cậy khẳng định sự minh bạch, lành mạnh của tài chính - ngân sách quốc gia; đồng thời cũng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trong công cuộc đổi mới.

f. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý và hoạt động kiểm toán

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán mang lại nhiều tiện ích, góp phần quan trọng vào sự phát triển, năng lực và hiệu quả hoạt động của KTNN. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý và hoạt động kiểm toán để nâng cao năng lực hoạt động kiểm toán từ khâu lưu trữ thông tin, dữ liệu về đối tượng kiểm toán phục vụ cho lập kế hoạch kiểm toán đến tổ chức công tác kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán. Muốn vậy, KTNN cần có chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin thích đáng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động.

Trong các định hướng trên, một số định hướng được đề xuất trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện các định hướng được đề xuất trong Chiến lược đó là: Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN; Xây dựng Kiểm toán Nhà nước có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý và hoạt động kiểm toán. Các định hướng còn lại được đề xuất trên cơ sở tham khảo bài học kinh nghiệm của KTNN Trung Quốc; trong đó, định hướng “tăng cường sự phối hợp của các phân hệ kiểm toán trong hệ thống kiểm toán của Việt Nam” được rút ra trên cơ sở đánh giá hệ thống các biện pháp ứng phó của KTNN Trung Quốc với việc gia nhập WTO (hệ thống các biện pháp ứng phó này không đề cập đến mối quan hệ với các phân hệ kiểm toán khác trong hệ thống kiểm toán như kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ).

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 150 - 154)