Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)

1.1.5.1. Nguyên tắc tổ chức của Kiểm toán Nhà nước

Tổ chức (bộ máy) của KTNN, với tính chất là tổ chức có quy mô lớn, cần tuân thủ những quan điểm, định hướng thống nhất để đảm bảo cho việc thực hiện được các chức năng và mục đích của mình; đó chính là những nguyên tắc trong tổ chức. Các cơ quan KTNN, mặc dù có thể lựa chọn các mô hình tổ chức khác nhau phù hợp với những điều kiện thực tế của quốc gia, song cũng cần tuân thủ các nguyên tắc phổ biến trong tổ chức như sau:

a. Nguyên tắc độc lập

Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của KTNN; nguyên tắc độc lập chính là tiền đề cho sự ra đời và tồn tại của mỗi KTNN. Nguyên tắc độc lập không chỉ được thể hiện trong việc xác định địa vị pháp lý của KTNN mà còn là nguyên tắc cơ bản để xây dựng cơ cấu bộ máy (tổ chức) của mỗi KTNN. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể ở một số nội dung về tổ chức của KTNN: trong tổ chức các đơn vị được kiểm toán (đặc biệt là các KTNN có tổ chức KTNN theo khu vực, địa bàn địa phương); trong tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán (Đoàn kiểm toán) và trong bố trí nhân sự kiểm toán (kiểm toán viên nhà nước).

b. Tuân thủ các nguyên tắc phân công, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán

Phân công, phân cấp trong quản lý và tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán là nội dung trung tâm của tổ chức, có tác động trực tiếp đến hiệu quả và hiệu lực của hoạt

22

động kiểm toán. Cũng như các tổ chức khác, phân công, phân cấp trong tổ chức của KTNN cũng cần tuân thủ các nguyên tắc phổ biến sau: (1) phân công và phân cấp quản lý phù hợp với mục tiêu của tổ chức; (2) chuyên môn hóa trong quản lý kiểm toán; (3) sự tương xứng giữa trách nhiệm và quyền hạn.

c. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng kiểm toán (hiệu quả và hiệu lực của hoạt động kiểm toán của KTNN)

Đảm bảo chất lượng kiểm toán (thực chất là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của hoạt động kiểm toán) là mục tiêu trung tâm của hoạt động kiểm toán của KTNN và do vậy, đó cũng chính là một trong những mục tiêu (từ đó được coi là nguyên tắc) trong tổ chức của KTNN. Nguyên tắc này yêu cầu: tổ chức bộ máy và quản lý của KTNN phải đảm bảo cho các đơn vị, bộ phận và các cấp quản lý, một mặt phải đảm bảo sự hoạt động chuyên nghiệp trong kiểm toán và được giám sát đúng đắn; mặt khác, phải đảm bảo hoạt động kiểm toán không ngừng được hoàn thiện về phương pháp nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của nhà nước đối với KTNN.

d. Kết hợp tối ưu cơ chế quản lý chủ đạo của KTNN với cơ chế quản lý hỗ trợ Mỗi KTNN đều lựa chọn một cơ chế quản lý cho tổ chức của mình (cơ chế quản lý Đơn tuyến hoặc cơ chế quản lý Đồng sự). Cơ chế quản lý là một yếu tố quan trọng chi phối tổ chức và hoạt động của KTNN. Tuy nhiên, không có cơ chế quản lý nào được lựa chọn có thể tạo nên những ưu điểm tuyệt đối và không có khuyết tật, do vậy, trong xây dựng tổ chức và quản lý cần kết hợp một cách hợp lý các cơ chế quản lý trên. Nguyên tắc này yêu cầu: cơ chế quản lý được KTNN lựa chọn cần được thể chế hóa trong hoạt động quản lý và cần có cơ cấu tổ chức bộ máy tương ứng; đồng thời, cần khai thác, bổ sung những nội dung thuộc cơ chế quản lý và xây dựng tổ chức nhằm hỗ trợ, khắc phục những hạn chế vốn có của mô hình cơ chế đã lựa chọn.

1.1.5.2. Nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Theo hướng dẫn của INTOSAI và được thừa nhận phổ biến của các cơ quan KTNN, các nguyên tắc trong hoạt động kiểm toán gồm hai nguyên tắc cơ bản:

a. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của KTNN. Độc lập chính là điều kiện, tiền đề cho hoạt động kiểm toán của KTNN; mặt khác, trong nhà nước pháp quyền, pháp luật là tối cao, do vậy, sự độc lập đó chỉ có thể được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp luật. Pháp luật vừa là cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán, vừa là công cụ của hoạt động kiểm toán; hơn nữa, pháp luật là môi trường đảm bảo hoạt động kiểm toán hiệu lực.

23 b. Trung thực, khách quan

Trung thực, khách quan là yêu cầu vốn có đối với hoạt động kiểm toán của KTNN. Hoạt động kiểm toán chỉ mang lại tác dụng cho nền kinh tế khi đảm bảo tuân thủ nguyên tắc này. Như vậy, trung thực, khách quan vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự tồn tại và phát triển hoạt động kiểm toán của KTNN.

Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên, tùy theo yêu cầu trong hoạt động, mỗi KTNN có thể đề ra một số nguyên tắc hoặc quy định có tính nguyên tắc khác trong hoạt động để đảm bảo hiệu lực trong hoạt động kiểm toán.

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)