VII Các kết quả kiểm toán chính
2 Kết quả đầu ra
3.1.4. Tác động đối với công khai và minh bạch hóa các kết quả kiểm toán
Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết tuân thủ toàn bộ các quy định về minh bạch hoá của WTO. Việt Nam còn cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố công khai dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của WTO do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời hạn dành cho việc góp ý tối thiểu là 60 ngày. Các văn bản pháp luật được đăng công khai trên các tạp chí hoặc trang tin điện tử của các Bộ, ngành. Các quy định này đã cung cấp một phạm vi công khai và minh bạch cho KTNN. Mặt khác, KTNN cũng phải chủ động nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của mình.
Công khai, minh bạch kết quả kiểm toán cũng giúp người dân tham gia giám sát các hoạt động của Chính phủ tốt hơn. Họ có thể đánh giá mức độ đạt được của các cam kết từ phía Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội xét trên khía cạnh về tài chính, ngân sách. Với những thông tin công khai, đại biểu
105
Quốc hội, công dân có thể biết được Chính phủ đã sử dụng ngân sách bao nhiêu, cho công việc gì, nỗ lực của Chính phủ như thế nào. Công khai kết quả kiểm toán cũng là phương tiện giúp giải tỏa bức xúc hoặc nghi ngờ từ phía dư luận xã hội đối với công tác quản lý kinh tế - xã hội. Một số lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế vĩ mô, đời sống dân sinh, chính sách xã hội, niềm tin của công dân,…thường được dư luận xã hội quan tâm, tham gia ý kiến trên nhiều góc độ. Sau khi thực hiện kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán, những băn khoăn, thắc mắc của người dân, của xã hội được giải đáp. Công khai góp phần tạo ổn định xã hội, tạo niềm tin cho công dân - những người đóng góp tiền thuế để đảm bảo sự vận hành của bộ máy công quyền và hy vọng được cung cấp những dịch vụ công xứng đáng với đồng tiền họ đã đóng góp.
Công khai kết quả kiểm toán góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị, tổ chức tham gia quản lý, sử dụng tiền, tài sản nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán công khai thể hiện cả những mặt tích cực và những yếu kém của đơn vị được kiểm toán, nêu cụ thể hành vi vi phạm và xác định rõ trách nhiệm đối với sai phạm - đây là kênh thông tin giúp công tác phòng chống tham nhũng lãng phí trong quản lý sử dụng tiền, tài sản nhà nước. Công khai kết quả kiểm toán cũng là nguồn thông tin để chia sẻ những kinh nghiệm tốt hoặc chỉ ra những tồn tại thiếu sót trong công tác điều hành, trong quản lý sử dụng tiền, tài sản của nhà nước cho các đơn vị chưa được kiểm toán.
Công khai kết quả kiểm toán không chỉ tác động đến các đơn vị được kiểm toán và xã hội mà còn có tác động mạnh mẽ đến hoạt động quản lý và chất lượng công tác kiểm toán của chính KTNN. Công khai kết quả kiểm toán chính là kênh thông tin quan trọng để các tổ chức, cá nhân trong xã hội có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của KTNN, giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán, phản biện kết quả kiểm toán trên nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, tác động của công khai kết quả kiểm toán còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, hoạt động của đơn vị được kiểm toán; đến uy tín, danh dự, sự nghiệp các cá nhân có liên quan. Chính vì vậy, trách nhiệm của KTNN, KTV nhà nước không chỉ nghiêm túc tuân thủ các quy trình, chuẩn mực nghề nghiệp mà còn phải thật sự cẩn trọng khi đưa ra các nhận xét, kết luận, kiến nghị của mình trên cơ sở tôn trọng đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo tính trung thực, khách quan của kết quả kiểm toán. Đối mặt với những thách thức đó đã tạo áp lực cho KTNN, KTV nhà nước phải cố gắng, nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ một cách trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả hơn.