Về khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 111 - 112)

VII Các kết quả kiểm toán chính

2 Kết quả đầu ra

3.2.1. Về khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) được thành lập trên cơ sở Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan KTNN; tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN. Đó là những cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời và hoạt động của KTNN. Ngày 13/8/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KTNN thay thế Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và bãi bỏ quy định tại các Chương I, II, III Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, hoạt động của KTNN còn được quy định ở một số Luật khác như: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng...

Ngày 14/6/2005, Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 đã mở ra giai đoạn phát triển mới của KTNN; địa vị pháp lý của KTNN được nâng cao phù hợp với vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo quy định tại Điều 13 của Luật KTNN:

"Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" [25, tr.52]. Tính độc lập trong hoạt động của KTNN tương tự như Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam. Quy định về địa vị pháp lý của cơ quan KTNN như trên đã có sự phù hợp với Điều 5 Tuyên bố Lima về kiểm tra tài chính công của Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) " quan Kiểm toán Nhà nước chỉ có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách khách quan và thật hiệu quả khi nó có vị trí độc lập với cơ quan bị kiểm tra và được bảo vệ trước những ảnh hưởng từ bên ngoài" [90]. Bằng việc tổ chức cơ quan kiểm tra tài chính độc lập tương đối với cơ quan lập pháp, hành pháp về mặt thiết chế như vậy sẽ đảm bảo cho người kiểm tra và người bị kiểm tra không đồng nhất với nhau và giữ được một khoảng cách tối thiểu nhất định giữa họ với nhau. Quy định này nhằm bảo đảm tính độc lập về mặt nghiệp vụ và thiết chế của Kiểm toán Nhà nước.

107

Như vậy, với quy định tại Điều 13 của Luật KTNN, địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước đã được nâng cao khắc phục tình trạng địa vị pháp của cơ quan Kiểm toán Nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cùng với Luật KTNN, trong hai năm 2006, 2007, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thanh tra, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật…được ban hành cũng đã quy định nhiều nội dung liên quan đến KTNN. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của KTNN.

Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (ngày 11/01/2007), Luật KTNN đã có hiệu lực thi hành được một năm. Luật KTNN đã quy định địa vị pháp lý của KTNN; địa vị của Tổng KTNN, cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng KTNN, Phó Tổng KTNN cũng như bảo đảm kinh phí hoạt động của KTNN. Các vấn đề về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, trách nhiệm gửi và cung cấp báo cáo kiểm toán, vấn đề công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán… được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật KTNN là cơ sở pháp lý rất quan trọng cho hoạt động KTNN.

Trên cơ sở Luật KTNN, KTNN đã phối hợp tích cực với các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội xây dựng, trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật KTNN.

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)