Xu hướng thay đổi hoạt động của các cơ quan Kiểm toán Nhà nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 40 - 43)

trên thế giới và một số kinh nghiệm quốc tế

1.3.1. Xu hướng thay đổi hoạt động của các cơ quan Kiểm toán Nhà nước trên thế giới trên thế giới

Thực tiễn lịch sử cho thấy, Nhà nước pháp quyền hình thành và phát triển cũng theo quy luật phát triển từ thấp đến cao. Sự phát triển của Nhà nước pháp quyền được biểu hiện ở hai dấu hiệu cơ bản: về nội dung, nền dân chủ xã hội ngày càng được mở rộng; về hình thức, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền ngày càng phát triển, sự phát triển của KTNN vận động theo những xu hướng sau:

1.3.1.1. Những xu hướng chung

Thứ nhất, địa vị pháp lý của KTNN ngày càng cao để đảm bảo tính độc lập ngày càng cao của KTNN; trên cơ sở đó, KTNN thực hiện việc kiểm tra, đánh giá ngày càng khách quan đối với các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng NSNN, tiền và tài sản Nhà nước; những kết luận và kiến nghị của KTNN có giá trị pháp lý ngày càng cao, kết quả kiểm toán của KTNN được công khai... Qua đó, những thông tin về kiểm toán do KTNN cung cấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý kinh tế - tài chính Nhà nước.

Thứ hai, hoạt động của KTNN ngày càng hiệu quả do hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền dân chủ. Hệ thống pháp luật, một mặt

36

là điều kiện cho sự tồn tại của KTNN; mặt khác, là cơ sở cho hoạt động kiểm tra, đánh giá, kiến nghị của KTNN. Với hệ thống pháp luật dựa trên nền dân chủ ngày càng mở rộng, sự công khai về kết quả kiểm toán và sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật (với tính cách là phương tiện của kiểm toán) hoạt động kiểm toán của KTNN ngày càng mang lại hiệu quả.

Thứ ba, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của KTNN ngày càng phát triển. Ở hầu hết các nước, trong giai đoạn đầu của sự phát triển Nhà nước pháp quyền và của KTNN, kiểm toán chủ yếu thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính; cùng với sự phát triển của pháp luật và của quản lý, vấn đề được các nhà nước tập trung quản lý và xã hội quan tâm càng hướng đến kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực trong quản lý tài chính; hơn nữa KTNN cũng không dừng lại ở kiểm toán tài chính mà còn hướng đến kiểm toán việc quản lý và sử dụng các nguồn lực công khác (kiểm toán đối với các yếu tố kinh tế phi tài chính, kiểm toán môi trường, kiểm toán công nghệ thông tin...). Như vậy, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của KTNN ngày càng phát triển, mở rộng. Điều đó cũng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của KTNN phục vụ cho quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước pháp quyền.

Sự phát triển của Nhà nước pháp quyền một mặt chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường; mặt khác, Nhà nước pháp quyền phát triển hướng đến định hướng, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Thực tiễn dù được thể hiện dưới hình thức cụ thể khác nhau, Nhà nước pháp quyền đều thực hiện chức năng kinh tế: tạo hành lang pháp lý, định hướng cho sự phát triển, sử dụng những công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế (thuế, lãi suất...) và đầu tư Nhà nước ở mức độ nhất định vào những ngành, lĩnh vực dịch vụ công hoặc những doanh nghiệp quan trọng tác động mạnh đến sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng, quyết định đến sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Chính điều đó đòi hỏi Nhà nước cần phải sử dụng hiệu quả công cụ kiểm toán để kiểm tra, đánh giá việc thực thi các chính sách, công cụ kinh tế, pháp luật; việc quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế trong các tổ chức dịch vụ công và doanh nghiệp nhà nước. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đồng thời cũng đòi hỏi việc sử dụng đa dạng, hiệu quả các công cụ kinh tế và nguồn lực kinh tế ngày càng lớn của Nhà nước; đòi hỏi KTNN phải phát triển cả về cơ cấu và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên để đáp ứng yêu cầu đó.

Thứ tư, hợp tác quốc tế, đặc biệt là về phương pháp nghiệp vụ kiểm toán thông qua hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp khu vực và quốc tế như INTOSAI ngày càng phát triển.

37

1.3.1.2. Những xu hướng cụ thể

Thứ nhất, số lượng các cơ quan KTNN ngày càng tăng. Đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã thành lập cơ quan Kiểm toán tối cao (cơ quan KTNN) của mình. Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI), các Châu lục và khu vực (ASOSAI, EUROSAI, AFROSAI, ARABOSAI, CAROSAI, OLACES, PASAI, ASEANSAI) ra đời.

Từ khi mới thành lập năm 1953, INTOSAI có 34 thành viên, đến nay tổ chưc này đã có sự tham gia của 190 thành viên và 4 thành viên liên kết. ASOSAI được thành lập vào năm 1979 với 11 thành viên, đến nay thành viên của ASOSAI đã lên tới 45. Bên cạnh việc hình thành tổ chức các cơ quan KTNN theo Châu lục, các cơ quan KTNN tại các khu vực có chung điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội… cũng có xu hướng hình thành nhằm mục đích khuyến khích và thúc đẩy quản trị hiệu quả trong khu vực đó. Ví dụ Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao khu vực ASEAN - ASEANSAI được ra đời năm 2011, với 10 cơ quan KTNN từ 10 quốc gia ASEAN (Brunei, Camphuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Mianmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). ASEANSAI được thành lập nhằm tăng cường năng lực cho các cơ quan KTNN thành viên và thúc đẩy việc hợp tác mang tính kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kiểm toán chung và quan trọng tại khu vực ASEAN.

Thứ hai, các cơ quan KTNN đang từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của mình. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan KTNN ở hầu hết các quốc gia đều được đảm bảo bởi luật pháp của quốc gia (Hiến pháp và Luật Kiểm toán nhà nước). Trên cơ sở đó, tính độc lập của các cơ quan KTNN cũng ngày càng cao, thể hiện mô hình tổ chức phổ biến của các cơ quan KTNN là độc lập với Quốc hội và Chính phủ.

Thứ ba, các cơ quan KTNN có xu hướng phát triển ngày càng toàn diện hơn cả 3 loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Các cơ quan KTNN ngày càng thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thống của các cơ quan KTNN là kiểm toán tính hợp pháp và hợp thức của công tác quản lý tài chính và công tác kế toán (kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ); bên cạnh đó, loại hình kiểm toán hoạt động ngày càng được phát triển và coi trọng tập trung vào việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực công, đặc biệt là nguồn tài chính công.

Thứ tư, hình thức kiểm toán của các cơ quan KTNN cũng chuyển dần từ hậu kiểm (kiểm toán sau) sang tiền kiểm (kiểm toán trước, kiểm toán dự toán NSNN). Về

38

phương pháp kiểm toán, các cơ quan KTNN luôn điều chỉnh theo sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật liên quan đến quản lý tài chính.

Thứ năm, các cơ quan KTNN có xu hướng xây dựng, ban hành và áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán của mình đảm bảo sự phù hợp và hài hòa với hệ thống chuẩn mực quốc tế của INTOSAI.

Thứ sáu, đội ngũ kiểm toán viên thuộc các cơ quan KTNN ngày càng chuyên nghiệp hơn. Ngày càng nhiều kiểm toán viên có các chứng chỉ chuyên môn quốc tế, khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ vào hoạt động kiểm toán ngày càng cao và hiệu quả.

Dựa vào các xu hướng thay đổi trong hoạt động của các cơ quan KTNN, có thể thấy, các cơ quan này đang từng bước củng cố và tăng cường năng lực trên cả 3 phương diện: thể chế, hệ thống tổ chức và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ.

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)