- Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
CHÍNH QUYỀN
tổ chức và quản lý công tác kiểm toán trong phạm vi thẩm quyền của mình. Công tác kiểm toán của các cơ quan này được chỉ đạo chủ yếu từ cơ quan kiểm toán cấp trên trực tiếp và thực hiện báo cáo kết quả kiểm toán lên chính quyền cùng cấp và cơ quan kiểm toán cấp trên trực tiếp. (Hình 2.2)
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống kiểm toán Trung Quốc
Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu và tổng hợp (xem thêm Phụ lục 2.1)
QUỐC VỤ VIỆN
(Chính phủ)
CÁC BỘ, NGÀNH
- Bộ Ngoại giao - Bộ Quốc phòng - Bộ Quốc phòng
- Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước cách nhà nước
- Bộ Giáo dục
- Bộ Khoa học và Công nghệ nghệ
- Ủy ban dân tộc - Bộ Công an - Bộ Công an
- Bộ An ninh quốc gia - Bộ Kiểm tra - Bộ Kiểm tra - Bộ Dân chính - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Lao động và đảm bảo xã hội - Bộ Tài nguyên - Bộ Bảo vệ môi trường - Bộ Xây dựng
- Bộ Đường sắt
- Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công nghiệp và - Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin - Bộ Thủy Lợi - Bộ Nông nghiệp - Bộ Thương mại - Bộ Văn hóa - Bộ Y tế
- Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình hoạch hóa gia đình - Ngân hàng nhà nước CƠ QUAN KTNN TRUNG QUỐC (CNAO) CƠ QUAN KIỂM TOÁN TỈNH CƠ QUAN KIỂM TOÁN THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH CƠ QUAN KIỂM TOÁN CẤP HUYỆN CHÍNH QUYỀN TỈNH (Khu tự trị, thành phố thuộc trung ương)
Kiểm toán
Quan hệ qua lại
CHÍNH QUYỀN QUYỀN THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
57
Đến năm 1994, khi Luật Kiểm toán của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ban hành, hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc mới chính thức được luật hóa. Khuôn khổ hệ thống giám sát kiểm toán mang màu sắc Trung Quốc đã hình thành. Hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc tập trung xung quanh mục tiêu xây dựng nền kinh tế quốc gia và tuân thủ các nguyên tắc: “tập trung vào những lĩnh vực quan trọng và hợp nhất nền tảng kiểm toán”, “phát triển năng động, từng bước xây dựng các chuẩn mực kiểm toán” và “thống nhất, cải thiện, phát triển và xây dựng các chuẩn mực kiểm toán” [82, Tổng quan, tr.10].
Cũng trong thời gian đó, các lĩnh vực kiểm toán không ngừng được mở rộng, chủ đề kiểm toán cũng được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; phương pháp và kỹ thuật kiểm toán cũng thường xuyên được cải tiến. Hoạt động kiểm toán nhà nước từng bước chuyển từ kiểm toán doanh nghiệp sang kiểm toán tài chính, kiểm toán tiền tệ và kiểm toán các dự án xây dựng cơ bản. Hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nguyên tắc kinh tế và tài chính; duy trì trật tự kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa của đất nước. Khi hệ thống kinh tế thị trường XHCN đã được thiết lập ở Trung Quốc, hoạt động kiểm toán nhà nước cũng bước sang một giai đoạn phát triển cao hơn và toàn diện hơn. Hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc lúc này thực hiện theo các nguyên tắc: “kiểm toán theo luật, thực hiện kiểm toán để ứng phó với mọi tình huống, tập trung vào các nhiệm vụ chính và nhấn mạnh các kết quả thực tế” [82, Tổng quan, tr.11] và thực hiện đầy đủ chức năng giám sát của hoạt động kiểm toán. Hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc giai đoạn này tập trung và cải thiện hoạt động kiểm toán tài chính, kiểm toán tiền tệ và kiểm toán doanh nghiệp, ngoài ra chủ động triển khai thí điểm loại hình kiểm toán trách nhiệm kinh tế, thiết lập một khuôn khổ hoạt động “3+1” (kiểm toán tài chính, kiểm toán tiền tệ, kiểm toán doanh nghiệp + kiểm toán trách nhiệm kinh tế). KTNN Trung Quốc thực hiện khẩu hiệu: “nhân sự, hệ thống pháp lý và kỹ năng” [82, Tổng quan, tr.11] để nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán, từng bước hiện đại hóa kỹ thuật kiểm toán và không ngừng cập nhật thông tin để triển khai hoạt động kiểm toán một cách hiệu quả. Tính đến trước năm 2001 (trước khi Trung Quốc gia nhập WTO), hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể; hoạt động kiểm toán nhà nước đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống giám sát quốc gia.