VII Các kết quả kiểm toán chính
2 Kết quả đầu ra
3.2.2. Về tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ
Trong giai đoạn trước khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành (2006), KTNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tổng KTNN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Chính phủ toàn bộ công tác KTNN. Tổ chức bộ máy và biên chế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
KTNN được tổ chức quản lý tập trung, thống nhất. Khi thành lập, KTNN gồm 5 đơn vị: Văn phòng; 4 đơn vị kiểm toán chuyên ngành (kiểm toán ngân sách nhà nước, kiểm toán Đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình viện trợ, vay nợ Chính phủ; kiểm toán doanh nghiệp nhà nước; kiểm toán chương trình đặc biệt). Trong quá trình hoạt động từ 1995 - 2002, do yêu cầu của thực tiễn, Tổng KTNN đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thêm một số đơn vị: 5 KTNN khu vực (tại Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ); Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ; Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo; và Trung tâm Tin học.
Đến năm 2003, một số Vụ chức năng đã được thành lập thêm theo Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ: Vụ Pháp chế; Vụ Giám định và Kiểm tra chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, Tạp chí Kiểm toán cũng được tách thành
108
một đơn vị riêng (từ Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ); các KTNN chuyên ngành được tổ chức lại để hình thành 7 KTNN chuyên ngành: Kiểm toán ngân sách nhà nước 1, Kiểm toán ngân sách nhà nước 2, Kiểm toán doanh nghiệp nhà nước, Kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng, Kiểm toán Đầu tư dự án 1, Kiểm toán Đầu tư dự án 2, Kiểm toán Chương trình đặc biệt. Như vậy, Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ đã có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của KTNN theo hướng chuyên môn hoá sâu hơn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tham mưu (Văn phòng KTNN và các Vụ chức năng), của các KTNN chuyên ngành và các đơn vị sự nghiệp.
Theo quy định của pháp luật trong giai đoạn này, KTNN thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; thực hiện chức năng kiểm toán tính tuân thủ pháp luật và tính kinh tế trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công.
Sau khi Luật KTNN được ban hành, với vị thế là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Luật KTNN quy định đầy đủ các chức năng vốn có của KTNN phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo quy định tại Điều 14 của Luật KTNN [25, tr.52]:
KTNN có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Đây là các chức năng kiểm toán hiện đại được các quốc gia có nền KTNN tiên tiến trên thế giới áp dụng.
Để thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, KTNN phải có tổ chức bộ máy phù hợp cả về mô hình và cơ cấu tổ chức. Điều 21 Luật KTNN quy định: "Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp” [25, tr.62]. Ngày 15/9/2005, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước. So với quy định tại Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những điểm mới: đổi tên Vụ Giám định và kiểm tra chất lượng kiểm toán thành Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; các đơn vị
109
KTNN chuyên ngành không đặt tên theo từng lĩnh vực chuyên ngành như quy định tại Nghị định số 93/2003/NĐ-CP của Chính phủ, mà được đổi tên thành các KTNN chuyên ngành theo thứ tự từ KTNN chuyên ngành I đến KTNN chuyên ngành VII; thành lập mới Vụ Tổng hợp và Vụ Quan hệ quốc tế.
Tiếp theo Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của KTNN, để tiếp tục tăng cường năng lực hoạt động cho KTNN, ngày 28/5/2007 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 1123/NQ-UBTVQH 11 về việc thành lập thêm 4 đơn vị KTNN khu vực trực thuộc KTNN.
Năm 2010, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và ký ban hành kèm theo Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH 12 ngày 19/4/2010. Theo đó, KTNN cần tiếp tục phát triển tổ chức bộ máy theo hướng phát triển các đơn vị KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực; sắp xếp, củng cố và tăng cường năng lực cho các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành; phát triển các đơn vị sự nghiệp theo hướng tự chủ về nhân lực, tài chính… Năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1064/NQ-UBTVQH12 về việc thành lập thêm 04 KTNN khu vực, 01 KTNN chuyên ngành trực thuộc KTNN. Cũng theo kế hoạch thực hiện Chiến lược, năm 2011, KTNN đã thành lập Phòng Quan hệ công chúng trực thuộc Văn phòng KTNN; năm 2012, chuyển Tạp chí Kiểm toán thành Báo kiểm toán và năm 2013, thành lập Thanh tra KTNN và chuyển tên Vụ Quan hệ hợp tác quốc tế thành Vụ Hợp tác quốc tế.
Như vậy, đến nay, KTNN đã xây dựng được bộ máy tổ chức tập trung thống nhất với 31 đơn vị trực thuộc gồm: 7 đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, 8 KTNN chuyên ngành, 13 KTNN khu vực và 3 đơn vị sự nghiệp (xem Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam năm 2012)..
Qua thực tiễn hoạt động trong những năm qua của KTNN khẳng định mô hình tổ chức của KTNN như hiện nay là thích hợp và hiệu quả, phù hợp với quy định về quản lý, điều hành NSNN theo quy định của Luật NSNN và phù hợp thông lệ quốc tế.
110
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam năm 2013