Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 166 - 172)

- Các chuẩn mực do KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc áp dụng đều chưa phù

3.5.4.Điều kiện thực hiện các giải pháp

7 Các kết quả kiểm

3.5.4.Điều kiện thực hiện các giải pháp

Các giải pháp trên cần phải có những điều kiện sau:

Thứ nhất, cần đảm bảo trên thực tế tính độc lập của cơ quan KTNN và từng KTV nhà nước. Tổ chức và hoạt động KTNN phải luôn được thực hiện và phát huy theo định hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy, từng bước hiện đại hoá và luôn được quản lý, kiểm soát tốt để không ngừng tăng cường năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc tuân thủ Chuẩn mực, Quy trình kiểm toán cũng như Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của KTV, Quy tắc ứng xử của KTV.

162

Thứ hai, tổ chức nghiên cứu, xây dựng các cẩm nang và hướng dẫn chuẩn mực, quy trình kiểm toán để quán triệt và tạo điều kiện thuận lợi cho KTV trong tác nghiệp kiểm toán nói chung và tác nghiệp về những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam nói riêng cũng như những định hướng, nội dung kiểm toán cần lưu ý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, củng cố, tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin nội bộ trên cơ sở hoàn thiện và nâng cấp hệ thống họp trực tuyến; cập nhật thông tin cho website của KTNN và xây dựng chuyên mục trao đổi thông tin trong các Tạp chí của ngành. Thúc đẩy các hình thức trao đổi thông tin các cấp của KTNN. Trong mọi kế hoạch, hoạt động cần có sự thống nhất, đồng thuận, cam kết thực hiện với quyết tâm cao của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành. Để có được điều đó, công tác tuyên tryền, phổ biến cần được đặc biệt coi trọng.

Thứ tư, thiết lập bộ các chỉ số tương ứng với các hoạt động, dự án được đưa ra trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược này nhằm tạo thuận lợi cho công tác đánh giá, giám sát và đo lường chất lượng của các hoạt động. Trong từng lĩnh vực, từng hoạt động cần xác định các chỉ số, gồm cả định lượng và định tính để có thể đánh giá việc đạt được mục tiêu của từng lĩnh vực, hoạt động. Trên cơ sở đó hướng tới việc xây dựng khuôn khổ đo lường hoạt động của KTNN theo quy định của INTOSAI.

Thứ năm, để các đề xuất và giải pháp có thể thực hiện trên thực tế, việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính là rất cần thiết. KTNN cần xây dựng các nội dung, chương trình, hoạt động cụ thể để trao đổi, hợp tác với các tổ chức quốc tế, các hội nghề nghiệp và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và khu vực (INTOSAI, ASOSAI...). KTNN cần phân công nhân sự giám sát, quản lý và thực hiện các quan hệ hợp tác, dự án để đảm bảo tiến độ, chất lượng của các sản phẩm theo đúng yêu cầu.

Thứ sáu, tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa KTNN với các cơ quan của Quốc hội; các Bộ, ngành; các đơn vị được kiểm toán. Sự ủng hộ và phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện để KTNN ngày càng nâng cao chất lượng kiểm toán, phục vụ và đáp ứng sát đúng yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý và địa phương, đơn vị được kiểm toán.

Thứ bảy, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiểm tra của Đảng và của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán và trao đổi thông tin; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của hệ thống thanh tra, kiểm tra nói chung và KTNN nói riêng.

163

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng và những thay đổi trong hoạt động của KTNN Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã tác động đến hoạt động kiểm toán nhà nước Việt Nam trên một số khía cạnh chính sau: (1) khung pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động; (2) tổ chức và hoạt động kiểm toán; (3) nội dung và thực hiện chức năng kiểm toán; (4) công khai và minh bạch hóa các kết quả kiểm toán. Những tác động này cũng tương tự như những tác động đối với KTNN Trung Quốc và các cơ quan KTNN thuộc các quốc gia khác.

2. Sau khi Luật KTNN được ban hành và chính thức có hiệu lực (2006) và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động; về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ; về hoạt động kiểm toán và cung cấp kết quả kiểm toán; về chuẩn mực và quy trình kiểm toán; về phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù vậy trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tác động của việc thực hiện các cam kết của WTO nói riêng, hoạt động của KTNN Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế; đặc biệt khi so sánh với các quy định trong khuôn khổ tăng cường năng lực của IDI-INTOSAI và KTNN Trung Quốc.

3. Bối cảnh và xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới đến năm 2020 tác động rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia. Trong số đó có một số xu hướng tác động trực tiếp tới sự phát triển của KTNN các quốc gia, bao gồm cả KTNN Việt Nam như: (1) Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục là xu hướng khách quan và quá trình hội nhập khu vực là không thay đổi; (2) Xu hướng tăng cường sự điều tiết và giám sát đối với hệ thống tài chính, tiền tệ thế giới và quốc gia; (3) Xu hướng tăng cường vai trò can thiệp và quản trị của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường; (4) Xu hướng chuẩn hóa quốc tế hoạt động của các ngành, lĩnh vực. Các xu hướng này đã đặt ra nhiều thách thức mới đối với KTNN đòi hỏi KTNN cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình nhằm đáp ứng yêu cầu và tình hình mới của đất nước.

4. Mặc dù, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược đã đề ra các định hướng, xác định các hoạt động với lộ trình và phân bổ nhân sự và các nguồn lực khác tương đối đầy đủ nhưng sau gần 3 năm thực hiện cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần điều chỉnh và khắc phục.

5. Trên cơ sở đánh giá các tác động của các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đối với hoạt động kiểm toán của KTNN, nghiên cứu các xu hướng phát triển chủ

164

yếu của nền kinh tế thế giới đến năm 2020, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và đánh giá Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, Luận án đưa ra 6 định hướng và 8 nhóm giải pháp phát triển hoạt động KTNN trong điều kiện Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Những giải pháp đưa ra sát hợp với điều kiện thực tiễn của KTNN và xuất phát trên cơ sở những định hướng phát triển KTNN đến năm 2020. Trong các định hướng đề xuất, Luận án nhấn mạnh việc đổi mới nhận thức về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế và coi đó là định hướng quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của KTNN dưới tác động của WTO nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Bên cạnh đó, việc tăng cường sự phối hợp của các phân hệ kiểm toán trong hệ thống kiểm toán của Việt Nam là rất cần thiết để phân định rõ phạm vi, trách nhiệm của từng phân hệ nhằm phát huy tối đa hiệu quả, hiệu lực của từng phân hệ kiểm toán. Ngoài ra, đề thực hiện các giải pháp, luận án cũng đề cập đến một số điều kiện thực hiện chính.

165

KẾT LUẬN

Luận án này đã đạt được một số kết quả sau:

1. Luận án đã hệ thống hóa được các khái niệm; phân loại hoạt động kiểm toán; làm rõ cơ sở ra đời và phát triển của KTNN; chỉ ra được chức năng, đối tượng và phạm vi của KTNN; mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của KTNN; khẳng định vai trò của KTNN để làm rõ bản chất của hoạt động kiểm toán nhà nước. Luận án cũng chỉ ra được các yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của KTNN cũng như khẳng định việc gia nhập WTO có tác động đến hoạt động kiểm toán nhà nước.

2. Luận án đã dựa vào khuôn khổ quy định của INTOSAI về tăng cường năng lực của các cơ quan Kiểm toán tối cao để làm cơ sở và khung phân tích cho việc đánh giá thực tiễn thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của các quốc gia trong điều kiện ra gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chính là khuôn khổ phát triển năng lực mà các cơ quan KTNN các quốc gia cần hướng tới. Luận án đã dựa trên khung phân tích này để đánh giá những thay đổi trong hoạt động của KTNN Trung Quốc và KTNN Việt Nam.

3. Luận án đã chỉ ra được xu hướng chung trong việc thay đổi hoạt động của các cơ quan KTNN trên thế giới hiện nay là địa vị pháp lý của KTNN ngày càng cao để đảm bảo nâng cao tính độc lập của KTNN; hoạt động của KTNN ngày càng hiệu quả do hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền dân chủ; chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của KTNN ngày càng phát triển; mức độ và nội dung hội nhập của các cơ quan KTNN ngày càng sâu, rộng. Bên cạnh xu hướng chung đó, các cơ quan KTNN đang từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của mình; nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ kiểm toán viên phát triển toàn diện hơn cả 3 loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán nội bộ để đảm bảo sự phù hợp và hài hòa với hệ thống chuẩn mực của INTOSAI. Trên cơ sở tổng hợp và đánh giá năng lực của các cơ quan KTNN thuộc ASEANSAI, luận án cũng đưa ra nhận định rằng các cơ quan KTNN có mức độ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế càng cao, gia nhập WTO càng sớm thì có năng lực hoạt động cao hơn, có tổ chức và hoạt động phù hợp hơn với xu hướng thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước trên thế giới.

4. Luận án đã phân tích, đánh giá những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay để rút ra một số bài học kinh

166

nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh những bài học tích cực như: bài học về nhận thức; đổi mới định hướng trong hoạt động kiểm toán; thay đổi nội dung và lĩnh vực kiểm toán; nâng cao tính minh bạch của các kết quả kiểm toán và kết hợp phát triển năng lực với hoạt động kiểm toán và một số bài học cụ thể, luận án cũng cho thấy những hạn chế trong quá trình thay đổi hoạt động của KTNN Trung Quốc cũng là những bài học kinh nghiệm bổ ích cho KTNN Việt Nam.

5. Để có thể đưa ra những đề xuất mang tính định hướng và giải pháp cho KTNN Việt Nam, Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng và những thay đổi trong hoạt động của KTNN Việt Nam. Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở có so sánh với hoạt động của KTNN Trung Quốc theo khuôn khổ tăng cường năng lực của IDI- INTOSAI để làm rõ những bất cập, hạn chế cũng như chỉ ra nguyên nhân hạn chế trong hoạt động của KTNN Việt Nam để khắc phục trong thời gian tới.

6. Luận án đã phân tích bối cảnh và xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới đến năm 2020 có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước để tìm hiểu và phân tích các thách thức mà các cơ quan KTNN nói chung và KTNN Việt Nam nói riêng phải đối mặt trong thời gian tới. Để có thể tiếp tục đảm trách hiệu quả vai trò là cơ quan giám sát tài chính công, KTNN Việt Nam cần tiếp tục thay đổi hoạt động của mình trên cơ sở định hướng và giải pháp nhất định.

7. Thông qua việc đánh giá các tác động của các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đối với hoạt động kiểm toán của KTNN, nghiên cứu các xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới đến năm 2020, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và đánh giá Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, Luận án đưa ra 6 định hướng và 8 nhóm giải pháp phát triển hoạt động KTNN trong điều kiện Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Những giải pháp đưa ra phù hợp với điều kiện thực tiễn của KTNN và gắn với những định hướng trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020. Để thực hiện tốt các định hướng và giải pháp, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động KTNN, đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án đã chỉ ra một số điều kiện thực hiện, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động, hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và thúc đẩy mối quan hệ với các cơ quan bên ngoài trong hoạt động kiểm toán của KTNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

167

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 166 - 172)