- Các chuẩn mực do KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc áp dụng đều chưa phù
7 Các kết quả kiểm
3.4.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động của KTNN Việt Nam
Khi so sánh với Khuôn khổ tăng cƣờng năng lực của cơ quan KTNN do INTOSAI xây dựng và phỏng vấn một số chuyên gia của KTNN Việt Nam (Phụ lục 3.1), có thể đánh giá những mặt đạt được trong hoạt động của KTNN Việt Nam như sau:
3.4.1.1. Về tính độc lập và khuôn khổ pháp lý
KTNN đã có một môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán khá hoàn chỉnh, với nền tảng pháp lý quan trọng nhất là Luật KTNN. Theo Điều 13 và 14 của Luật KTNN, KTNN Việt Nam độc lập về địa vị pháp lý và chức năng. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, KTNN hoạt động theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật [25, tr.47] (Điều 7, Luật KTNN). Hiện nay, tính độc lập của người đứng đầu KTNN được quy định trong Luật KTNN. Luật KTNN có quy định về việc bầu, miễn nhiệm, bãi miễn, nhiệm kỳ, lương và các chế độ khác của Tổng KTNN [25, tr.57-58] (Điều 17, Luật KTNN). Theo quy định tại Điều 36. Luật KTNN, Tổng KTNN có quyền quyết định các loại hình kiểm toán của từng cuộc kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động). Trường hợp kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì loại hình kiểm toán được thực hiện theo yêu cầu. KTNN cũng có quyền độc lập trong việc lựa chọn đơn vị kiểm toán, lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước mà không chịu bất kỳ sự can thiệp nào của cơ quan lập pháp và hành pháp “Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện” [25, tr.53] (Điều 15, Luật KTNN). Ngoài ra, theo Điều 67, Luật KTNN, KTNN cũng độc lập tương đối về tài chính: “Kiểm toán Nhà nước có kinh phí hoạt động riêng, là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương. Kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước” [25, tr.102-103].
3.4.1.2. Về lãnh đạo và quản trị nội bộ
Về lập kế hoạch chiến lược, ngày 19/4/2010, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đã phê duyệt Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020. Cũng trong năm 2010, Tổng KTNN đã ký ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020. KTNN đã thiết lập một hệ thống để thực hiện việc xây
130
dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch hành động. Các nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động và Kế hoạch chiến lược đều được giao cho các đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp. Về trao đổi nội bộ, KTNN sử dụng hình thức họp trực tiếp, họp trực tuyến, công văn chỉ đạo để thực hiện việc trao đổi thông tin nội bộ và kết quả thực hiện trao đổi thông tin nội bộ ngày càng kịp thời đáp ứng được yêu cầu công tác. Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước có sử dụng cơ chế để khuyến khích sự tham gia ý kiến của các cán bộ công chức thông qua Quy chế làm việc của KTNN, hộp thư góp ý và buổi tiếp cán bộ công chức và người lao động. Về kiểm soát nội bộ, Kiểm toán Nhà nước đã thiết lập Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện chức năng kiểm soát chất lượng kiểm toán; và có vị trí độc lập với các Kiểm toán chuyên ngành và khu vực. Ngoài ra, các Vụ tham mưu như Thanh tra KTNN thực hiện chức năng thanh tra công vụ và Vụ Tổng hợp thực hiện kiểm soát chất lượng các sản phẩm kiểm toán như: Kế hoạch kiểm toán và Báo cáo kiểm toán. Kiểm toán Nhà nước đủ năng lực và cơ chế để điều chỉnh hoạt động kiểm toán phù hợp yêu cầu của Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tính dự báo theo kế hoạch hành động chiến lược của Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020 để vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động khi có sự thay đổi.
3.4.1.3. Về nguồn nhân lực
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của KTNN có sự gắn kết với kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động của KTNN. Trên cơ sở Kế hoạch của KTNN trong từng giai đoạn, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước hướng đến phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp. Về tuyển dụng nhân sự, KTNN tuyển dụng theo Đề án tuyển dụng của ngành, trong Đề án quy định rõ về tuyển dụng nhân sự theo từng chuyên ngành với trình độ và kinh nghiệm phù hợp theo vị trí tuyển dụng: việc tuyển dụng người vào các vị trí việc làm tương ứng với ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống thì thực hiện tuyển dụng có thời hạn thông qua ký hợp đồng làm việc. KTNN đã xây dựng được nội dung, chương trình đào tạo các ngạch kiểm toán viên Nhà nước và việc đào tạo công chức được thực hiện theo quy trình bài bản, rõ ràng. Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ. KTNN đã tạo được môi trường làm việc đề cao tính độc lập, dân chủ của cán bộ, công chức.
3.4.1.4. Về cơ cấu hỗ trợ và cơ sở hạ tầng
Trong công tác quản lý tài chính, Kiểm toán Nhà nước đã ban hành một số quy định nội bộ như Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công, quy chế về phân cấp quản lý tài sản, Quy chế sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được và Quy chế sử dụng nguồn kinh phí được trích 2% trên số tiền thực nộp vào Ngân sách
131
Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước phát hiện. Các quy định nội bộ giúp Kiểm toán Nhà nước quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả mọi nguồn lực tài chính. Kiểm toán Nhà nước lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán hiện hành. Về công nghệ thông tin, tại KTNN trung ương và các KTNN đã có hệ thống mạng nội bộ (LAN) cho phép trao đổi, chia sẻ thông tin trong nội bộ đơn vị và ra ngoài Internet. KTNN đang triển khai thực hiện một số phần mềm ứng dụng trong hoạt động kiểm toán như: phần mềm tổng hợp kết quả kiểm toán và theo dõi thực hiện kết luận kiểm toán (mới triển khai áp dụng thử nghiệm tại Vụ Tổng hợp) và phần mềm Quản lý thông tin nhật ký kiểm toán. Một số phần mềm đã được ứng dụng trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành nội bộ như: phần mềm theo dõi ý kiến chỉ đạo điều hành của lãnh đạo KTNN; phần mềm Quản lý văn bản và phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ. Để hỗ trợ cho hoạt động kiểm toán, KTNN có thuê các dịch vụ bên ngoài (an ninh, bảo trì, phương tiện đi lại,…) và việc sử dụng các dịch vụ này tương đối hiệu quả. Việc thực hiện công tác lưu trữ được phân công cho phòng Hành chính - Văn phòng KTNN thực hiện; các cán bộ được phân công nhiệm vụ lưu trữ cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ.
3.4.1.5. Mối quan hệ với các cơ quan bên ngoài
Chiến lược trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài luôn được gắn kết với kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Từ khi được thành lập KTNN luôn đẩy mạnh trao đổi thông tin nội bộ và quan tâm xây dựng mối quan hệ với các cơ quan bên ngoài như các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân các cấp; các cơ quan truyền thông, hội nghề nghiệp, các nhà tài trợ và các đơn vị được kiểm toán… Đến nay, KTNN đã ký quy chế phối hợp công tác với 2 Ủy ban của Quốc hội, hầu hết UBND, HĐND các địa phương, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Đại biểu nhân dân, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng..; cử nhân sự đảm nhận các vị trí quan trọng trong Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA); ký thỏa thuận hợp tác phát triển với ACCA, CPA Úc… có quan hệ với hơn 20 SAI trong cộng đồng ASOSAI và INTOSAI; được bầu vào ban điều hành ASOSAI… Với hệ thống các phòng ban cùng các ấn phẩm thông tin trong ngành như hiện nay, KTNN có đủ nguồn lực để trao đổi thông tin với các cơ quan bên ngoài.
3.4.1.6. Về phương pháp và chuẩn mực kiểm toán
Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết đinh số 06/2010/QĐ-KTNN ngày 9/11/2010 đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo theo các chuẩn mực Quốc tế của INTOSAI và đã có một số điều quy định định cụ thể hơn. Ngoài ra, như đã đề cập tại mục 3.2.4, KTNN hiện đang xây dựng Kế hoạch xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực KTNN theo ISSAIs.
132
Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động kiểm toán tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán, KTNN đã xây dựng các quy trình kiểm toán, Quy chế Tổ chức và hoạt động Đoàn Kiểm toán Nhà nước, Quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán, và các quy định khác trong hoạt động kiểm toán. Bên cạnh đó, KTNN đã ban hành Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán để đánh kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng một số cuộc kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm soát chất lượng kiểm toán hàng năm, thực hiện chấm điểm các cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng cao... để khuyến khích động viên kịp thời các Đoàn kiểm toán tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định khác của KTNN trong hoạt động kiểm toán. KTNN đã thiết lập một hệ thống để lập kế hoạch dài hạn và thường niên (kế hoạch kiểm toán trung hạn đang ở giai đoạn bắt đầu). Các kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước phù hợp với các mục tiêu chiến lược tổng thể đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước hướng dẫn trong kế hoạch kiểm toán hàng năm. Cơ bản các kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đã bao trùm đầy đủ các loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ (trừ các cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) theo hướng dẫn của Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. KTNN đã có các quy định về trách nhiệm của KTV, Tổ trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán trong việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, KTNN còn có các đơn vị tham mưu trợ giúp Tổng KTNN trong việc thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán; kiểm soát chất lượng kiểm toán thông qua kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm toán. KTNN đã có các quy định để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, KTNN đã sử dụng một số công cụ kiểm toán như: Bảng liệt kê các mục cần kiểm tra, thống kê, phiếu điều tra, bảng câu hỏi, bảng mô tả, lưu đồ hệ thống kiểm soát nội bộ, phép thử xuyên suốt, thử nghiệm...
3.4.1.7. Các kết quả kiểm toán chính
KTNN đã thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ kiểm toán của mình theo quy định tại Điều 14 và 15 của Luật KTNN. Cơ bản, Kiểm toán Nhà nước thực hiện đầy đủ các cuộc kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán năm đã được duyệt (trừ trường hợp bởi các lý do khách quan như theo yêu cầu không kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền hoặc trùng lặp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác sau khi có quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước). Tất cả các kế hoạch của cuộc kiểm toán đều hoàn thành theo đúng tiến độ và ngân sách (trường hợp có sự thay đổi đều phải được được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phê duyệt). Các cơ quan tiếp nhận báo cáo kiểm toán theo chức năng, nhiệm vụ của mình sử dụng kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà
133
nước để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền như: Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án và công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước... Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí kế hoạch vốn ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước. Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của mình; Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán, phân bổ và giám sát ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra sử dụng trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính; Đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
Quy trình kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành theo Quyết định số 05/2010/QĐ-KTNN ngày 16 tháng 7 năm 2010 của Tổng Kiểm toán Nhà nước đã thiết lập hệ thống biểu mẫu để theo dõi, đánh giá sự cải thiện của các đơn vị được kiểm toán thông qua thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước như: kiến nghị xử lý tài chính và kiến nghị về sửa đổi cơ chế, chính sách.