Các kết quả kiểm toán

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 127 - 129)

- Các chuẩn mực do KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc áp dụng đều chưa phù

7Các kết quả kiểm toán

chính - Nam và KTNN Trung Quốc được thực hiện Các sản phẩm kiểm toán của KTNN Việt phù hợp với chức năng nhiệm vụ kiểm toán; - KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc có các biện pháp đo lường hoạt động để đánh giá chất lượng sản phẩm kiểm toán; có thiết lập thời hạn trình báo cáo kiểm toán; đáp ứng yêu cầu về thời gian báo cáo kiểm toán; - KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc có thiết lập hệ thống đánh giá việc các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kiến nghị kiểm toán

Điểm mạnh

Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu và tổng hợp.

Theo kết quả tổng hợp tại Bảng 3.1, có thể thấy KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc đã đạt được một số kết quả nhất định khi đối chiếu với các quy định trong khuôn khổ tăng cường năng lực của IDI-INTOSAI. Tuy nhiên, những điểm yếu (những vấn đề cần tiếp tục thay đổi và hoàn thiện) trong hoạt động của KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc lại là những vấn đề quan trọng như các nội dung thuộc lĩnh vực tính độc lập và khuôn khổ pháp lý, việc không độc lập về tài chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính độc lập trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan KTNN. Bên cạnh đó, việc các chuẩn mực kiểm toán của KTNN Việt Nam và

123

KTNN Trung Quốc chưa phù hợp với các chuẩn mực của INTOSAI là hạn chế chính xét trên khía cạnh hội nhập vào WTO nói riêng và vào nền kinh tế thế giới nói chung.

3.3.2. Những điểm khác biệt giữa hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc Nam và Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc

Trong lĩnh vực kiểm toán, mặc dù đều có cơ cấu tổ chức KTNN trong một nhà nước thống nhất nhưng mô hình KTNN Trung Quốc được tổ chức theo cấp chính quyền còn mô hình kiểm toán nhà nước Việt Nam được tổ chức tập trung thống nhất. Về địa vị pháp lý, cơ quan KTNN Trung Quốc là một cơ cấu trong bộ máy của cơ quan hành pháp (thuộc Chính phủ) còn KTNN Việt Nam có mô hình tổ chức độc lập, do Quốc hội lập ra nhưng không thuộc cơ quan lập pháp và hành pháp hay tư pháp; hoạt động một cách độc lập theo quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc đã được quy định tại Hiến Pháp; hoạt động của KTNN Việt Nam chưa được quy định trong Hiến pháp. Hơn nữa, trình độ phát triển của CNAO và KTNN Việt Nam cũng còn nhiều điểm khác biệt.

Để làm rõ những điểm khác biệt trong hoạt động của KTNN Việt Nam, trên cơ sở kết quả nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia của KTNN Việt Nam và các chuyên gia của KTNN Trung Quốc, tác giả đã tự tổng hợp các khía cạnh trong hoạt động của KTNN Việt Nam và so sánh với KTNN Trung Quốc dựa trên các lĩnh vực và các thành tố thuộc khuôn khổ tăng cường năng lực của IDI-INTOSAI tại Bảng 3.2(Xem chi tiết tại Phụ lục 3.2).

Bảng 3.2. Những điểm khác biệt giữa hoạt động của KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc theo khuôn khổ tăng cƣờng năng lực của IDI-INTOSAI

STT Lĩnh vực thuộc Lĩnh vực thuộc khuôn khổ tăng cường năng lực của INTOSAI Năng lực của KTNN Trung Quốc Năng lực của KTNN Việt Nam Ghi chú3 (Điểm mạnh, điểm yếu) 1 Tính độc lập và khuôn khổ pháp Địa vị pháp lý của KTNN Trung Quốc và người đứng đầu đã được quy định trong Hiến pháp.

Địa vị pháp lý của KTNN Việt Nam và người đứng đầu cơ quan KTNN cần phải được quy định trong Hiến pháp.

Điểm yếu

Mô hình KTNN Trung Quốc thuộc cơ cấu hành pháp nên có một số nhược điểm, ảnh hưởng đến tính độc lập của Cơ quan KTNN. Các báo cáo của KTNN phải trình lên Thủ tướng, không trình trực tiếp

KTNN Việt Nam là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.

Điểm mạnh

3 Điểm mạnh là những nội dung KTNN Việt Nam vượt trội hơn so với KTNN Trung Quốc

khi so sánh với các quy định trong khuôn khổ tăng cường năng lực của IDI-INTOSAI;

Điểm yếu là những nội dung KTNN Việt Nam còn hạn chế, cần tham khảo kinh nghiệm của KTNN Trung Quốc khi so sánh với các quy định trong khuôn khổ tăng cường năng lực của IDI-INTOSAI.

124 STT Lĩnh vực thuộc khuôn khổ tăng cường năng lực của INTOSAI Năng lực của KTNN Trung Quốc Năng lực của KTNN Việt Nam Ghi chú3 (Điểm mạnh, điểm yếu)

lên Quốc hội.

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 127 - 129)