Nguyên nhân của hạn chế và bất cập

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 143 - 144)

- Các chuẩn mực do KTNN Việt Nam và KTNN Trung Quốc áp dụng đều chưa phù

7 Các kết quả kiểm

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế và bất cập

Những hạn chế và bất cập nói trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, nhận thức về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế của KTNN Việt Nam là chưa đầy đủ và toàn diện. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và năng lực thực tiễn về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế của KTNN Việt Nam còn hạn chế. Điều này đã tác động không nhỏ đến khả năng thích ứng với môi trường, điều kiện làm việc mới của các cán bộ, công chức và đội ngũ KTNN của KTNN. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội và áp dụng các phương pháp kiểm toán, kỹ năng kiểm toán mới theo yêu cầu của INTOSAI và ASOSAI... của đội ngũ KTV.

Hai là, khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động KTNN chưa tương thích, đầy đủ và đồng bộ, hiện vẫn chưa có quy định trong Hiến pháp về địa vị pháp lý của KTNN như hầu hết các nước trên thế giới, còn tình trạng không tương thích giữa Luật KTNN với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ và một số luật khác.

Ba là, nhiều vấn đề có tác động ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTNN đang trong quá trình hoàn thiện: hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế - tài chính; cải cách tài chính công; hệ thống chuẩn mực, quy trình, phương pháp kiểm toán; cơ sở vật chất còn thiếu; chế độ chính sách đãi ngộ cho KTV còn bất cập; công tác kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm toán chưa có quy định đầy đủ và rõ ràng; kết quả kiểm toán và các dữ liệu về kết quả kiểm toán chưa được khai thác và sử dụng thật sự hiệu quả…

Bốn là, cơ cấu tổ chức của KTNN hiện tại chưa hoàn toàn hợp lý, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KTNN; chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, các phòng còn chồng chéo, chưa rõ ràng, tách bạch.

Năm là, nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí pháp lý, vai trò, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của KTNN còn chưa đầy đủ và toàn diện.

Sáu là, kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề chuyên sâu còn hạn chế, nên chưa có điều kiện đi sâu, giải đáp thích đáng các vấn đề bức xúc về những hiện tượng tiêu cực cũng như hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; hiệu quả công tác giám sát hoạt động kiểm toán chưa cao...

Bảy là, KTNN là cơ quan mới được thành lập hơn 19 năm, đang trong chặng đường đầu phát triển; chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều vấn đề còn đang nghiên cứu, hoàn thiện. Kinh nghiệm kiểm toán để phục vụ và theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của đất nước đang trong quá trình tích luỹ, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.

139

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)