- Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
2.1.2. Những hạn chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc trước khi gia nhập WTO
khi gia nhập WTO
58
tra, nghiên cứu một số đối tượng kiểm toán của CNAO bao gồm Văn phòng kiểm toán Tỉnh Hồ Nam và Văn phòng chính phủ của tỉnh đó, một số Viện Kế toán viên công chứng (CPA), Văn phòng kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp và đơn vị để đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu, điều tra như sau [83, tr.3-4]:
Thứ nhất, đối tượng và phạm vi kiểm toán nhà nước chưa được xác định rõ.
Phạm vi kiểm toán được phân chia theo mối quan hệ tài chính thay vì mối quan hệ hành chính. Điều này đã đưa đến kết quả là một số nơi không thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN. Ví dụ, những đơn vị và doanh nghiệp thuộc Uỷ ban Nhân dân chỉ có thể do đơn vị kiểm toán chuyên biệt của Văn phòng Chính phủ về Hoạt động Kiểm toán thực hiện. Vì nhiều đơn vị và doanh nghiệp thuộc Ủy ban Nhân dân được phân bổ rải rác và nhân lực kiểm toán còn hạn chế nên trong một vài năm, nhiều đơn vị và doanh nghiệp thuộc Uỷ ban Nhân dân hầu như không phải tiến hành một cuộc kiểm toán tổng thể.
Thứ hai, việc thu thập bằng chứng kiểm toán gặp nhiều khó khăn. Trước hết là do một số đối tượng kiểm toán không hiểu biết đúng đắn về hoạt động kiểm toán. Họ nghĩ rằng việc thực hiện một cuộc kiểm toán là nhằm phát hiện ra gian lận của họ, vì vậy, các đối tượng này “chán ngấy” hoạt động kiểm toán. Lý do thứ hai là công tác quản lý của đơn vị được kiểm toán còn nhiều hạn chế. Hệ thống kiểm soát nội bộ không đủ mạnh, việc giám sát công tác kế toán của đơn vị thường mắc nhiều sai sót.
Thứ ba, môi trường pháp lý của KTNN Trung Quốc còn nhiều bất cập. Mặc dù các chuẩn mực kiểm toán nhà nước và các quy định về hoạt động kiểm toán là những cơ sở định hướng cho thực tiễn kiểm toán nhưng trên thực tế việc hiểu nhầm và thực hiện chưa đúng theo các chuẩn mực và quy định này vẫn diễn ra trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc. Ví dụ, sự linh hoạt của các nguyên tắc, sự khác nhau về cách hiểu luật pháp và một số quan chức thiếu ý thức tuân thủ pháp luật... Hơn nữa, vì lợi ích của mình, thậm chí các cơ quan giám sát có thể hỗ trợ và hậu thuẫn mạnh mẽ cho các đối tượng kiểm toán. Chính vì vậy, KTNN Trung Quốc (đặc biệt các cơ quan kiểm toán cấp thấp) khó có thể kiểm tra các tài khoản và thực hiện quyết định xử lý các kết quả kiểm toán.
Thứ tư, kinh phí cho việc kiểm toán cũng hạn chế. Hiện tượng này là rất phổ biến, đặc biệt là tại các cơ quan kiểm toán cấp thấp. Theo điều tra của nhiều nhà nghiên cứu, thông tin thu thập được cho thấy ngân quỹ cho hoạt động kiểm toán của một đơn vị kiểm toán cấp thành phố phải cần 8,4 triệu Nhân dân tệ. Nhưng thực tế ngân sách chỉ có 2,9 triệu Nhân dân tệ. Khoảng cách giữa lượng ngân quỹ cần cho hoạt động kiểm
59
toán và ngân quỹ thực có là 5,5 triệu Nhân dân tệ. Trừ nguồn ngân quỹ tài chính riêng có, khoảng cách này thường tùy thuộc vào khoản thu tài chính của đơn vị. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Thứ năm, cơ cấu nhân sự kiểm toán cũng chưa hợp lý. Phần lớn mọi người đều theo đuổi vị trí quản lý, số lượng cán bộ thực hiện kiểm toán chiếm một phần khá nhỏ. Hơn nữa, độ tuổi của người cam kết thực hiện nghề kiểm toán là quá già, đòi hỏi phải có những người trẻ hơn thay thế. Một trường hợp minh chứng cho điều này đó là tổng số người trong một đơn vị kiểm toán cụ thể cấp quốc gia là 18, trong đó số lượng người theo đuổi vị trí quản lý là 12 còn 06 là thực hiện công tác kiểm toán. Bên cạnh đó, việc phân bổ học thức cũng bất hợp lý một cách nghiêm trọng. Vào thời điểm nghiên cứu, đa số chuyên ngành của những người thực hiện hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc là kế toán. Bên cạnh một số nghề mang tính chất pháp lý, các cơ quan kiểm toán cũng cần những người có chuyên ngành về kỹ sư, tin học, bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế vĩ mô… để mở rộng phạm vi hoạt động cũng như nâng cao chất lượng kiểm toán.
Thứ sáu, tính minh bạch trong việc xử lý các kết quả kiểm toán còn thấp. Minh bạch không chỉ là một yêu cầu mà chính phủ Trung Quốc đang tiến hành thực hiện mà còn là một phần thuộc cam kết của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO. Theo cam kết với WTO, Trung Quốc phải trình bày và công bố kết quả kiểm toán tới công chúng một cách công khai và kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, tính minh bạch trong lĩnh vực kiểm toán chưa được thực hiện tốt.
Thứ bảy, tính độc lập của hoạt động kiểm toán cũng chưa đủ mạnh. Theo Luật Kiểm toán Trung Quốc, các cơ quan kiểm toán cấp dưới có trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình lên chính quyền cùng cấp và cơ quan kiểm toán cấp cao hơn trực tiếp; các cơ quan này chỉ chịu sự quản lý của cơ quan kiểm toán cấp cao hơn trực tiếp. Tuy nhiên, việc quản lý hành chính chắc chắn dẫn đến sự mâu thuẫn giữa hoạt động và tổ chức trong việc quản lý. Vì vậy, hoạt động kiểm toán nhà nước chỉ có tính độc lập tương đối. Theo đó, chức năng giám sát của cơ quan KTNN các cấp sẽ bị suy yếu.
Chính những hạn chế, tồn tại trong môi trường kiểm toán nhà nước Trung Quốc trước khi Trung Quốc gia nhập WTO nói trên đã buộc cơ quan KTNN Trung Quốc phải tiến hành thay đổi hoạt động của mình nhằm mục đích vừa nâng cao năng lực và hoàn thiện hoạt động kiểm toán nhà nước.
60