Đánh giá về hệ thống các biện pháp thích ứng với WTO của Cơ quan KTNN Trung Quốc

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 84 - 86)

- Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

2.3.1. Đánh giá về hệ thống các biện pháp thích ứng với WTO của Cơ quan KTNN Trung Quốc

thành viên của INTOSAI vào năm 1982 và ASOSAI vào năm 1984. Thông qua các hoạt động trao đổi và hợp tác quốc tế, KTNN Trung Quốc đã học hỏi nhiều kinh nghiệm từ xu hướng phát triển kiểm toán trên thế giới và lĩnh hội các công nghệ, phương pháp kiểm toán tiên tiến nhất. Điều này đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học kiểm toán và thực tiễn hoạt động kiểm toán ở Trung Quốc. Đặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và hội nhập tích cực hơn vào nền kinh tế thế giới, CNAO đã mở rộng hơn nữa các quan hệ quốc tế và mở thêm nhiều kênh trao đổi mới. CNAO đã không ngừng duy trì và phát triển mối quan hệ lâu dài, thân thiện và hợp tác chặt chẽ với nhiều cơ quan KTNN, tiến hành nhiều hoạt động hợp tác song phương và đa phương. Tính đến cuối năm 2009, CNAO đã thiết lập quan hệ song phương và đa phương với cơ quan KTNN của 140 quốc gia và khu vực [94] (năm 2001 là 81 quốc gia và khu vực). Bên cạnh đó, CNAO còn đóng vai trò tích cực trong các hoạt động kiểm toán của khu vực và quốc tế. Tháng 9/2006, Trung Quốc đã đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 10 và Tổng KTNN Trung Quốc đã được bầu làm Chủ tịch ASOSAI đến năm 2009. Tháng 10/2007, Tổng KTNN Trung Quốc đã được bầu làm một trong các thành viên Ủy ban Liên hợp quốc về kiểm toán viên (UNBOA) với nhiệm kỳ 6 năm. Năm 2007, CNAO cũng bắt đầu đảm nhận vai trò thành viên của Ủy ban điều hành INTOSAI. Hiện nay, CNAO cũng là thành viên của nhiều ủy ban và nhóm công tác của INTOSAI, bao gồm: Ủy ban Tài chính và Quản lý (2007-2010), Ủy ban Chuẩn mực nghề nghiệp và Ban Chỉ đạo của Ủy ban này; Nhóm công tác về kiểm toán môi trường và Ban Chỉ đạo của Nhóm công tác này; Nhóm công tác về các chỉ số cơ bản của quốc gia; Nhóm công tác về Kiểm toán CNTT; Nhóm công tác về Giá trị và Lợi ích của các cơ quan KTNN, Khủng hoảng tài chính toàn cầu - thách thức đối với các cơ quan KTNN. Năm 2010, CNAO đảm đương vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban điều hành INTOSAI và năm 2013 sẽ đăng cai tổ chức Đại hội quốc tế của các cơ quan kiểm toán tối cao lần thứ XXI (INCOSAI) và sẽ trở thành Chủ tịch Ủy ban Điều hành INTOSAI.

2.3. Đánh giá những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nƣớc của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay

2.3.1. Đánh giá về hệ thống các biện pháp thích ứng với WTO của Cơ quan KTNN Trung Quốc KTNN Trung Quốc

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống các biện pháp thích ứng với WTO của CNAO, có thể đưa ra một số nhận xét sau:

80

2.3.1.1. Về ưu điểm

Thứ nhất, CNAO đã thiết lập hệ thống các biện pháp đáp ứng yêu cầu của WTO trên cơ sở đánh giá đối tượng kiểm toán của các cơ quan kiểm toán nhà nước là hợp lý. Bởi vì hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán nhà nước nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng kiểm toán. Khi Trung Quốc gia nhập WTO, đối tượng kiểm toán nhà nước như các đơn vị, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, dự án do chính phủ đâu tư….) chịu ảnh hưởng tác động đầu tiên trên nhiều phương diện (khuôn khổ pháp lý, tổ chức và hoạt động…). Khi đối tượng kiểm toán thay đổi thì mục tiêu, nội dung, phương pháp, thủ tục, quy trình kiểm toán cũng phải thay đổi cho phù hợp.

Thứ hai, CNAO đã thiết lập hệ thống các biện pháp thích ứng với yêu cầu của WTO bao gồm hai khía cạnh “đổi mới” và “điều chỉnh” là bao quát và toàn diện. Bởi vì, một mặt thông qua việc đúc rút kinh nghiệm trong suốt quá trình phát triển của hoạt động kiểm toán nhà nước, CNAO có thể đánh giá xem có thể kế thừa, phát huy kinh nghiệm gì, đồng thời bổ sung các điểm mới nào cho phù hợp với yêu cầu thực tế để từ đó thiết lập các biện pháp đổi mới. Mặt khác, trên cơ sở đánh giá những hạn chế, tồn tại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, CNAO có thể lựa chọn và quyết định điều chỉnh vấn đề nào để từ đó thiết lập các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, hệ thống các biện pháp đổi mới và điều chỉnh luôn chịu tác động qua lại với đối tượng kiểm toán và môi trường kiểm toán sau khi Trung Quốc gia nhập WTO; cụ thể là khi đối tượng kiểm toán và môi trường kiểm toán thay đổi đòi hỏi hệ thống các biện pháp ứng phó của CNAO phải có tác động trở lại theo hướng “đổi mới” hoặc “điều chỉnh” cho phù hợp. Chính sự tác động qua lại này thể hiện tính “động” của các biện pháp ứng phó mà CNAO thiết lập.

Thứ ba, trong hai hệ thống các biện pháp thích ứng, CNAO chú trọng nhiều hơn đến các biện pháp “đổi mới”. Hệ thống các biện pháp đổi mới này chịu tác động trực tiếp từ việc nghiên cứu kinh nghiệm trong hoạt động kiểm toán và các nguyên tắc của WTO và có tác động qua lại với thực tiễn hoạt động kiểm toán (các tồn tại, hạn chế trong hoạt động kiểm toán nhà nước). Trên cơ sở đó, CNAO nhằm vào các giải pháp đổi mới cụ thể như: (1) đổi mới định hướng trong hoạt động kiểm toán; (2) điều chỉnh và bổ sung Luật Kiểm toán; (3) phát triển tổ chức và đội ngũ kiểm toán viên; (4) đổi mới nội dung và lĩnh vực kiểm toán; (5) tăng cường công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán; (6) thúc đẩy nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế trong hoạt động kiểm toán.

81

thống các biện pháp thích ứng trong mối quan hệ tác động qua lại với sự giám sát của công chúng. Dưới sự giám sát của công chúng, hiệu lực của hoạt động kiểm toán nhà nước sẽ được nâng cao rõ rệt vì hoạt động kiểm toán nhà nước là nhằm làm minh bạch nền tài chính quốc gia, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước đối với việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính công.

2.3.1.2. Về nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, khi nghiên cứu hệ thống các biện pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu của WTO mà CNAO thiết lập, có thể thấy, CNAO chưa đặt hoạt động kiểm toán nhà nước trong mối quan hệ với hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ để thấy được rõ việc thực hiện các thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước sẽ tác động như thế nào đến các bộ phận cấu thành khác trong hệ thống kiểm toán của

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)