Các bài học không thành công

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 105 - 107)

VII Các kết quả kiểm toán chính

2 Kết quả đầu ra

2.4.3. Các bài học không thành công

Bên cạnh các bài học có ý nghĩa nói trên, có thể thấy một số bài học không thành công trong quá trình thay đổi hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc đó là:

Thứ nhất, mặc dù Hệ thống các biện pháp thích ứng với yêu cầu của WTO của CNAO được đánh giá là toàn diện và bao quát nhưng hệ thống này vẫn chưa được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các phân hệ kiểm toán khác trong hệ thống kiểm toán đó là kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ nên đây chính là một hạn chế của hệ thống này. Vì việc gia nhập WTO nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung tác động tới toàn bộ môi trường kiểm toán, trong đó các phân hệ kiểm toán tác động qua lại với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để tạo nên một nền tài chính minh bạch và vững bền.

Thứ hai, việc không có sự thay đổi gì về địa vị pháp lý của KTNN Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia nhập WTO cũng chỉ ra bài học hạn chế của KTNN Trung Quốc và hàm ý cho các cơ quan KTNN khác đó là cần nỗ lực hơn nữa trong việc kiến nghị nâng cao địa vị pháp lý của mình, để đảm bảo tính độc lập trong tổ chức và hoạt động nhằm phát huy vai trò là cơ quan giám sát tài chính tối cao của quốc gia.

Kết luận Chƣơng 2

Qua việc nghiên cứu những thay đổi cơ bản trong hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO (tính đến trước năm 2001), hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể và thực sự là một bộ phận hợp thành không thể thiếu trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát quốc gia. Tuy nhiên, tại thời điểm ngay trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, kết quả nghiên cứu của CNAO

101

cho thấy thực trạng hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết với WTO đã mang đến rất nhiều thách thức đối với ngành kiểm toán, làm thay đổi môi trường và đối tượng kiểm toán. Do đó, nhằm tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc giữ vững định hướng kinh tế thị trường theo các nguyên tắc của WTO đồng thời đảm bảo chức năng giám sát nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mang màu sắc của Trung Quốc, cơ quan KTNN Trung Quốc tất yếu phải có những thay đổi trong hoạt động của mình.

2. Trên cơ sở đánh giá kinh nghiệm, các hạn chế, tồn tại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc (CNAO) đã xây dựng hệ thống các biện pháp động (bao gồm cả biện pháp điều chỉnh và đổi mới) nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc gia nhập WTO. Hệ thống biện pháp này có rất nhiều ưu điểm: (1) tiếp cận từ góc độ đối tượng kiểm toán thay đổi để từ đó thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, thủ tục, quy trình kiểm toán; (2) các biện pháp bao gồm cả đổi mới và điều chỉnh là rất phù hợp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các biện pháp đổi mới; (3) đảm bảo nguyên tắc minh bạch của WTO đó là có liên hệ tác động qua lại với sự giám sát của công chúng.

3. Mặc dù hệ thống các biện pháp thích ứng mà CNAO xây dựng đã khá toàn diện, bao trùm đầy đủ các khía cạnh đổi mới và điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc nhưng khi so sánh với các quy định về tăng cường năng lực của INTOSAI, một số khía cạnh trong hoạt động của CNAO vẫn chưa thực sự đảm bảo, cần tiếp tục thay đổi trong thời gian tới. Đặc biệt, địa vị pháp lý của KTNN Trung Quốc thực sự chưa phù hợp với quy định của INTOSAI về tính độc lập cũng như xu hướng phát triển của kiểm toán nhà nước trên thế giới. Ngoài ra, hệ thống các biện pháp thích ứng mà CNAO xây dựng chưa đặt hoạt động kiểm toán nhà nước trong mối quan hệ với hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của những thay đổi này đối với hệ thống kiểm toán của Trung Quốc.

4. Trên cơ sở những thay đổi cơ bản trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay, có thể rút ra một số bài học chung đó là: bài học về nhận thức; đổi mới định hướng trong hoạt động kiểm toán; thay đổi nội dung và lĩnh vực kiểm toán; nâng cao tính minh bạch của các kết quả kiểm toán và kết hợp phát triển năng lực với hoạt động kiểm toán. Bên cạnh đó, một số bài học cụ thể có tính khả thi để áp dụng đó là: thiết lập các nguyên tắc thực hiện Luật Kiểm toán; xây dựng và ban hành các nguyên tắc kỷ luật trong hoạt động kiểm toán; xây dựng hệ thống thông tin kiểm toán và đề cao vai trò của nghiên cứu khoa học kiểm toán. Ngoài các bài học thành công, khi tham khảo kinh nghiệm của KTNN Trung Quốc cũng cần đánh giá và nghiên cứu các bài học không thành công để có cái nhìn toàn diện hơn.

102

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của trung quốc từ khi gia nhập wto và bài học kinh nghiệm cho việt nam_luận án tiến sĩ kinh tế (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)