Giải pháp cho vấn đề quản lý chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 41 - 43)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

2.3 Giải pháp cho vấn đề quản lý chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở Việt Nam

cao đẳng ở Việt Nam

- Để có đầu ra tốt thì đầu vào phải tốt, muốn vậy, cần thắt chặt khâu tuyển sinh đầu vào trên cơ sở nâng cao điểm sàn, thay đổi môn thi, khối thi cho phù hợp ngành nghề, trường đào tạo. Ví dụ: Ngành CNTT nên thi Toán, Lý, Anh.

- Nhà trường cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác giảng dạy, thi cử, hoạt động chuyên môn của các khoa. Chấn chỉnh lại việc lập Hội đồng bảo vệ luận văn, luận án, đề tài khoa học nhằm nâng cao chất lượng đầu ra.

- Nên có tiêu chí đánh giá công nhận Thạc sỹ, Tiến sỹ hướng tới chuẩn thế giới, theo chúng tôi thì: Với Thạc sỹ, trước khi bảo vệ luận văn phải có ít nhất một bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học; luận văn phải ứng dụng được vào thực tế ít nhất về mặt lý thuyết; Với Tiến sỹ, luận án cần có những đóng góp mới, khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Bên cạnh đó, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu khoa học cần tạo điều kiện để được mang ra ứng dụng, rút kinh nghiệm, phát huy nhằm hoàn thiện hơn đồng thời trả công xứng đáng cho “cha đẻ” của nó nếu hiệu quả ứng dụng cao.

- Đội ngũ chất lượng giảng viên đóng vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo, để giải quyết bài toán về nâng cao trình độ giảng viên thì việc đưa họ đi tu nghiệp nước ngoài hoặc mời những nhà khoa học đầu ngành, giảng viên giỏi (kể cả người đã về hưu) của Việt Nam tham gia giúp cán bộ giảng viên trẻ nâng cao tay nghề chuyên môn ở cả hai khía cạnh lý thuyết và thực hành là việc rất nên làm. Với đội ngũ giảng viên sắp ra nghề và những người sắp tuyển, ngoài việc đào tạo như hiện nay cũng nên kết hợp theo hướng đào tạo như trên.

- Chúng tôi cũng cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu sự đầu tư nâng cấp, tu bổ cơ sở vật chất hiện có, đầu tư xây dựng mới (kí túc xá, khu giải trí, thể thao), mở rộng quy mô nhà trường, trang bị thêm máy móc hiện đại. Đặc biệt, mỗi trường cần xây dựng khu thực nghiệm cho học viên và sinh viên thực tập nhằm khắc phục tình trạng học chay, dạy chay như hiện nay.

46

- Thực trạng động cơ học tập mang tính chất đối phó của sinh viên rất cần được chấn chỉnh, khắc phục. Mỗi người có kinh nghiệm riêng, chúng tôi thường áp dụng kiểm tra và điểm danh sinh viên đột xuất vào cuối buổi học, nếu vắng mặt vượt quy định sẽ cấm thi. Trong điều kiện cho phép, nhà trường nên trang bị máy điện tử điểm danh sinh viên bằng vân tay như các công ty đang tiến hành. Trước khi giảng bài mới, nên hỏi bài cũ và cho điểm nhằm đánh giá lại khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên cũng như việc dạy học của mình. Giảng viên có thể bất ngờ hỏi kiến thức cũ và cho điểm. Học xong một bài thì cho sinh viên bài tập, mỗi tháng cho một đề tài để tăng khả năng thực hành và củng cố lý thuyết, có chấm điểm. Dạy hết một chương, chúng tôi dành ra một tiết thảo luận để hiểu rõ vấn đề hơn, đồng thời cho điểm đối với những câu hỏi, ý kiến xuất sắc của sinh viên. Tất cả những điểm số đều được ghi vào sổ cá nhân, cuối học kì thì cộng lại chia ra lấy điểm chung.

- Hình thức thi kết thúc học phần tốt nhất là vấn đáp, không giới hạn chương trình. Cách tổ chức thi kiểu này đòi hỏi người thầy phải giỏi chuyên môn và thù lao cho họ phải cao (thi vấn đáp thường rất mất thời gian, công sức của giảng viên).

- Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên, thường xuyên tổ chức các khóa sinh hoạt ngoại khóa (vui chơi, học thuật). Điều không kém phần quan trọng là giáo dục kỹ năng “mềm” cho họ, hiện nay sản phẩm đào tạo của chúng ta rất yếu về mặt này. Theo khảo sát của các doanh nghiệp ở Singapore (có 9 điều cần nhất ở các SV tốt nghiệp ĐH, CĐ), thì thứ tự ưu tiên là: 1/ Kỹ năng trình bày vấn đề; 2/ Kỹ năng giao tiếp; 3/ Kỹ năng làm việc theo nhóm; 4/ Khả năng giải quyết vấn đề; 5/ Xử lý công việc mềm dẻo linh hoạt; 6/ Khả năng quản lý lãnh đạo; 7/ Kỹ năng viết; 8/ Kiến thức chuyên môn; 9/ Khả năng vi tính [12].

- Nên xây dựng “học bạ” cho sinh viên, học bạ đó bao gồm chương trình chi tiết các môn trong 4 năm đại học và phát cho sinh viên khi mới nhập học. Trong một môn có những phần, chương, mục lục lớn nhỏ chi tiết cụ thể, tên những giảng viên phụ trách, thời gian học, tài liệu tham khảo, môn nào bắt buộc và không bắt buộc, ý nghĩa thực tế của từng môn học để người học hình dung ra tổng quan chương trình được đào tạo, từ đó xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình. “Học bạ” cũng nên ghi hạnh kiểm, số điểm thi lần 1, 2 từng môn học, từng kì thi, hội đồng thi và chữ kí của người chấm thi. Đó là hồ sơ để giảng viên theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời quá trình học tập của sinh viên và làm cơ sở để cơ quan, doanh nghiệp, công ty tuyển chọn lao động.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 41 - 43)