Những giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý GDĐH

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 80 - 83)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

4. Những giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý GDĐH

Chúng ta cần quán triệt tư tưởng: “phát triển quy mô GDĐH phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo”. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. - Phân công, phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng theo hướng phân công rõ

trách nhiệm quản lý nhà nước giữa Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành quản lý trường và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Xây dựng các qui trình quản lý từng lĩnh vực công việc; ngăn ngừa tình trạng quan liêu, trì trệ, thiếu hiệu quả do có nhiều tầng bậc trung gian.

- Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng bao gồm xây dựng tiêu chuẩn cụ thể chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và trao quyền tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, cao đẳng. Triển khai kế hoạch bổ sung giảng viên trẻ, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, nâng tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị cao.

85 - Xây dựng một triết lý GDĐH mới phù hợp với yêu cầu, nội dung và phương pháp - Xây dựng một triết lý GDĐH mới phù hợp với yêu cầu, nội dung và phương pháp của nền giáo dục trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Đó là triết lý hướng tới con người với tư cách là đối tượng của giáo dục, và nền giáo dục tiến bộ là một nền giáo dục thực sự cho con người, vì con người.

- Tập trung rà soát biên soạn và biên soạn lại hệ thống các giáo trình, sách giáo khoa theo hướng vừa tăng được khối lượng kiến thức, nhất là những kiến thức mới, kiến thức "chuẩn giá trị" chung so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Song song phải cải tiến và đổi mới các phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học.

Cần chuyển đổi nhanh chóng quá trình đào tạo theo niên chế trước đây sang phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng. Chú ý tăng tính mềm dẻo, linh hoạt của các chương trình đào tạo, xây dựng các chương trình liên thông, cải tiến phương thức tổ chức đào tạo, áp dụng mở rộng hình thức đào tạo qua mạng, đào tạo từ xa, để có thể tận dụng được năng lực đội ngũ và cơ sở vật chất trong điều kiện hạn chế về số lượng giảng viên.

Hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH, trong đó đặc biệt lưu ý đến các văn bản quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, điều lệ và quy chế hoạt động của các loại hình trường, quy chế đào tạo, quy định về kiểm định chất lượng đào tạo. Phải qui định rõ trong việc ban hành các văn bản tránh sự trùng lắp, bao trùm quyền và trách nhiệm của các ban ngành quản lý khác.

5. Kết luận

Khi nền kinh tế thế giới đang cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO và tham gia khá sâu rộng vào các cam kết của GATS, điều này cũng mang lại nhiều thuận lợi cũng như thách thức không nhỏ cho GDĐH ở nước ta. Trong bối cảnh này, GDĐH với tư cách là nơi cung cấp dịch vụ và nguồn lực chất lượng cao cần phải chú ý đến hiệu quả, nhất là hiệu quả trong quản lý. Bỡi lẽ chính sự quản lý yếu kém, thiếu sự kiểm soát và chậm đổi mới quản lý trong thời gian qua đã cho thấy được phần nào chất lượng của giáo dục đại họ GDĐH Việt Nam. Vấn đề "hiệu quả" đang trở thành thách thức và là mối quan tâm hàng đầu của lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục.

86

Hơn thế nữa, nhu cầu xã hội về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng nhanh, số lượng các trường đại học sẽ tiếp tục tăng. Cho nên nếu không có các giải pháp đổi mới quản lý toàn diện, quyết liệt, có tính đột phá thì không thể nâng cao được chất lượng đào tạo, hiệu quả đầu tư, hiệu lực quản lý của Nhà nước và nâng cao trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cao của đất nước. Vì vậy, việc đổi mới quản lý là đòn bẩy để phát triển giáo dục Việt Nam, là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của GDĐH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Những vấn đề về đổi mới quản lý trong GDĐH mà chúng tôi trình bày ở trên chỉ có thể được cải thiện “thực sự” nếu có sự quan tâm sâu sắc, giám sát chặt chẽ và quyết tâm cao độ cũng như sự tham gia tích cực của tất cả đơn vị, cá nhân trong và ngoài nhà trường.

Tài liệu tham khảo

1. Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT, (2010), Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Báo cáo sự phát triển của hệ thống GDĐH, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

3. Lê Đình Quang, (2010), Đổi mới quản lý GDĐH từ góc nhìn của công tác quản lý HSSV. Hội nghị chuyên đề triển khai Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010 - 2012.

4. Lê Đình Sơn, (nd), Biện pháp quản lý nhằm nâng cao “hiệu quả trong” ở Đại học

Đà Nẵng. Cập nhật ngày 27/09/2010 từ www.kh-

sdh.udn.vn/zipfiles/So24/24_20_son_le%20dinh.pdf

5. Nguyen, Van Tai (nd), Innovative management of higher education development. Cập nhật ngày 27/09/2010 từ www.worldedreform.com/intercon2/f16.pdf

6. Thủ tướng Chínnh phủ, (2010), Chỉ thị về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010- 2012

7. Thomas J. Vallely, Ben Wilkinson. (2008), Vietnamese higher education: crisis and

respond. Cập nhật ngày 27/09/2010 từ

87

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 80 - 83)