- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.
CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
3.3. Quy trình KTĐG KQHT: Để KTĐG KQHT của SV một cách chính xác, khách quan, cần chú ý bao gồm 2 giai đoạn thống nhất chặt chẽ với nhau, thúc đẩy, nâng
khách quan, cần chú ý bao gồm 2 giai đoạn thống nhất chặt chẽ với nhau, thúc đẩy, nâng cao chất lượng việc dạy-học: KTĐG qúa trình và KTĐG tổng kết. Việc lập kế hoạch và tổ chức KTĐG phải chú trọng hai giai đoạn đó, trong mỗi giai đoạn đều bao gồm 3 bước: Lập kế hoạch, tổ chức và phản hồi KQHT, trong đó đặc biệt chú trọng khâu lập kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, chuẩn đánh giá và PP đánh giá, soạn nội dung các PP cụ thể (bài kiểm tra, bài thi).
Đề xuất một số kiến nghị:
a. Công tác KTĐG cần được xây dựng trên cơ sở lý luận về hoạt động nhận thức của người học. Có thể xây dựng nội dung KTĐG theo thang nhận thức của Bloom. Cùng 1 nội dung kiến thức nên được KTĐG theo các mức độ nhận thức khác nhau.
b. KTĐG cần được tổ chức theo quy trình 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn đòi hỏi một số các PP đặc trưng. PP ĐGQT cần đa dạng, trong ĐGTK ưu tiên sử dụng PP vấn đáp, TNKQ-TL, TNKQ-VĐ, TNKQ-TH, thực hành, tiểu luận.
c. KTĐG phụ thuộc vào đặc thù của môn học, ngành đào tạo, vì vậy GV cần sáng tạo sử dụng thang đo nhận thức của Bloom và các PP KTĐG khác nhau.
d. Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tập huấn hoặc mời chuyên gia bồi dưỡng về công tác KTĐG KQHT của SV: PP đánh giá, kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra, đề thi, tổ chức KTĐG, đánh giá nhóm… Thiết lập mạng lưới các chuyên gia hỗ trợ đánh giá, xây dựng các điển hình KTĐG tốt để nâng cao năng lực tổ chức công tác KTĐG cho GV.
e. Xây dựng hệ thống câu hỏi, ngân hàng đề thi. Tổ nhóm chuyên môn cần nghiên cứu sâu chương trình, mục tiêu môn học, phân công GV xây dựng kế hoạch kiểm tra, xây dựng ma trận kiến thức, soạn thảo hệ thống câu hỏi bài kiểm tra, thi viết, thi thực hành, để có tỷ lệ câu hỏi phù hợp với từng nội dung KTĐG.
160
f. Nhà trường cần có kế hoạch chuyển ngữ, biên soạn tài liệu làm cơ sở dữ liệu cho GV và SV có điều kiện thực hiện hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn, tự kiểm tra, tự đánh giá.
g. Nhà trường cần đặc biệt lưu ý đến việc tổ chức lớp học, số lượng SV trong từng lớp, tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ GV, các GV phải dành ưu tiên thích đáng cho công tác KTĐG. Khuyến khích GV sử dụng hồ sơ KTĐG môn học.
h. Xây dựng đội ngũ chuyên trách xây dựng ngân hàng đề thi và ra đề thi đúng với mục tiêu đào tạo của từng môn học, ngành học để KTĐG độc lập với giảng dạy, đảm bảo được tính khách quan, độ tin cậy và giá trị cao của đề thi, có tác động tích cực trong cải tiến chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Chín (ĐHSP Hà Nội). Kiểm tra đánh giá trong dạy học ở các trường đại học sư phạm – một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay. Kỷ yếu hội thảo 2006.
2. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia. Một số công trình tâm lí học A.N. Lêônchép. NXB GD.
3. Nguyễn Trọng Khanh. Nâng cao chất lượng dạy học bằng biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá. Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội, 2006.
4. Lâm Quang Thiệp. Đo lường và đánh giá trong giáo dục. ĐHQG Hà Nội. 2002. 5. Bloom B. S. (1956). Taxonomy of educational objectives, Handbook I: The cognitive domain. New York: David McKay Co Inc.
6. Давыдов В.В. Проблемы развивающего обучения: Опыт теоретического и экспериментального психологического исследования. -М., 1986 7. Контроль знаний студентов как фактор воспитания ответственного отношения у студентов педагогического колледжа/Содержание и методы воспитания детей дошкольного возраста. Материалы VI городской научно- практической конференции, прошедшей 18 марта 2004 г. в МГПУ. -М., 2004. 8. Эльконин Д.Б. Психология развития: учеб.пособие для студ. высш. учеб. заведений. М., 2001.
161