169 Để góp cho việc kiểm tra, đánh giá có hiệu quả và để cho mỗi giảng viên nắm bắt

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 165 - 169)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

TRONG VIỆC QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

169 Để góp cho việc kiểm tra, đánh giá có hiệu quả và để cho mỗi giảng viên nắm bắt

Để góp cho việc kiểm tra, đánh giá có hiệu quả và để cho mỗi giảng viên nắm bắt được những vấn đề mà mình tham gia quản lý, nhà trường cần có những yêu cầu về nội dung công tác quản lý của giảng viên đối với hoạt động như tuyển sinh, quá trình đào tạo và khi ra trường của sinh viên. Có thể nêu ra những nội dung cơ bản của giảng viên tham gia quản lý nhà trường trong xu thế hiện nay như sau:

1. Xác định tinh thần, trách nhiệm của giảng viên đối với công tác tham gia quản lý nhà trường, phát huy cao độ tính dân chủ trong nhà trường để nâng cao trình độ nhận thức của giảng viên đối với trách nhiệm quản lý nhà trường để mỗi giảng viên tự xác định trách nhiệm của mình trước khi bước vào thực hiện công việc cụ thể đối với tinh thần tự chủ, thoải mái coi đó như là một công việc thường nhật của mỗi giảng viên như những công việc từng ngày khác.

2. Phải xác định quản lý nhà trường không phải là công việc bên ngoài những hoạt động chuyên môn của giảng viên mà chính là những hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hàng ngũ giảng viên, những công việc của các phòng ban khác trong nhà trường là những chức trách riêng của từng lĩnh vực chuyên môn mà thôi, hoạt động đào tạo là trọng tâm của yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo mà nhà trường đang thực hiện.

3. Phải thực hiện việc giảng viên tham gia quản lý nhà trường từ cấp tổ bộ môn và cấp khoa trước khi đến cấp trường vì những vấn đề quan trọng trong quản lý chuyên môn, học thuật, nghiên cứu khoa học, công tác quản lý sinh viên đều bắt nguồn từ tổ bộ môn và ở khoa. Khi đã đến cấp trường chỉ còn là vấn đề hợp thức hóa sau khi ở tổ bộ môn và ở khoa đã có sự nhất trí cao về những nội dung các vấn đề đã được đưa lên cấp trường để quyết định. Những vấn đề thuộc phạm vi cấp trường chỉ đạo trước khi quyết định nó được đưa về các khoa để tham khảo ở chừng mực nhất định về sự tham gia của các giảng viên.

4. Trong các vấn đề của chuẩn đầu ra, chuẩn đầu vào của kiểm định chất lượng đào tạo, sự tham gia của giảng viên mang tính quyết định cho nội dung, sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện các lĩnh vực của công tác này tại trường Đại học.

Xây dựng các tiêu chí của chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra và kiểm định chất lượng đào tạo giảng viên giữ vai trò chính trong việc hoạch định nội dung và phối hợp với các phòng ban chức năng của nhà trường trong việc triển khai thực hiện. Đây là nội dung quan trọng thể hiện chức năng, vai trò, nghĩa vụ quản lý nhà trường của đội ngũ giảng viên ở trường Đại học.

170

5. Trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực tập về chuyên môn nghiệp vụ và công tác quản lý sinh viên thì trách nhiệm cao nhất của giảng viên về mặt quản lý là phải hoàn thành những vấn đề về nội dung và phương pháp đã được đề ra và được lãnh đạo khoa, trường thông qua và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được ở mức độ cao từ phía người tiếp nhận nội dung của các hoạt động trên và người tổ chức, hướng dẫn thực hiện những nội dung đã được thực hiện trong quá trịnh đào tạo nói chung.

6. Trong các mặt hoạt động khác của Nhà trường như xây dựng cơ sở vật chất, công tác tài chính, đối ngoại và các lãnh vực hành chính sự vụ khác cũng rất cần đến sự tham gia của các giảng viên dưới các cấp độ khác nhau về mặt quản lý, vì những hoạt động trên đây của trường Đại học cuối cùng mang lại việc phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học của giảng viên và sinh viên. Sự tham gia quản lý các mặt này sẽ tạo được sự thống nhất về tư tưởng, sự tán đồng về nội dung, của các hoạt động để nhà trường, các phòng ban chức năng, mạnh dạn, đồng bộ việc triển khai thực hiện nhằm đạt được mục đích cuối cùng là phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên và sinh viên trong nhà trường.

Để phát huy ngày càng cao vai trò quản lý trường Đại học của giảng viên, bộ giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường Đại học cần nghiên cứu, ban hành bộ tiêu chí xác định nội dung và các bước tiến hành của công tác tham gia quản lý nhà trường của giảng viên, làm cơ sở cho việc đánh giá công tác quản lý của giảng viên qua từng năm học và qua thực tiễn, và kết quả đánh giá có thể điều chỉnh lại quy chế đã ban hành nhằm tiến tới một chuẩn mực cho công tác tham gia quản lý trường Đại học của giảng viên.

Việc xác định vai trò tham gia quản lý trường Đại học của giảng viên là việc làm thiết thực hữu dụng đối với chương trình công tác năm 2010 – 2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo: “Tăng cường đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và nâng cao hiệu quả đào tạo” nhằm góp phần cụ thể hóa cuộc vận động nói trên, góp phần nâng lên tầm cao mới của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, để sánh kịp với các Đại học trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

171

Tài liệu tham khảo

1- Yames L. Bess (chủ biên), Nền tảng giáo dục đại học Mỹ (tài liệu tham khảo nội bộ), NXB SIMON & SCHUSTER CUSTOM.

2- Ngô Cương (2001), Cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại (lưu hành nội bộ), NXB Học Lâm – Trung Quốc.

3- Võ Xuân Đàn (2006), Giáo dục Đại học một góc nhìn, NXB Đại Học Quốc gia Tp.HCM.

4- Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục Đại học quan điểm và giải pháp, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

173

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 165 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)