153 d Xác định nhóm PP và PP (PP KTĐG chẩn đoán, tạo lập hay PP đánh giá tổng

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 149 - 153)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

153 d Xác định nhóm PP và PP (PP KTĐG chẩn đoán, tạo lập hay PP đánh giá tổng

d. Xác định nhóm PP và PP (PP KTĐG chẩn đoán, tạo lập hay PP đánh giá tổng hợp…).

e. Soạn nội dung của các PP KTĐG cụ thể (ra đề bài kiểm tra, đề thi…).

Các bước của quy trình lập kế hoạch KTĐG này rất quan trọng, nó giúp xác định cách thức tiến hành hoạt động dạy của GV và học của SV, giúp GV nhận rõ thời điểm nào thì tiến hành KTĐG mà GV đóng vai trò chủ thể? Khi nào thì SV cần phải được tự chủ trong hành động KTĐG? Như vậy, để KTĐG KQHT của SV, GV cần tập trung giải quyết các công việc cần làm trong lập kế hoạch KTĐG, còn việc tổ chức, phản hồi kết quả KTĐG sẽ vẫn được tiến hành bình thường với những đề xuất, thay đổi không nhiều.

Theo ý kiến của các nhà giáo dục Nga, tiêu chí lĩnh hội kiến thức được tính theo hệ thức: K=(L/C)*100% (L–khối lượng kiến thức, kỹ năng SV lĩnh hội được; C–toàn bộ khối lượng kiến thức, kỹ năng chương trình cần phải lĩnh hội). Theo B.S. Bloom, các mục tiêu của quá trình giáo dục bao gồm: 1) Nhận thức (biết; hiểu; áp dụng; phân tích; tổng hợp; đánh giá); 2) Kỹ năng gồm: kỹ năng trí tuệ (phân tích, tổng hợp, đánh giá) và kỹ năng tâm vận: làm thành thạo (cao nhất); làm biến hoá; làm chính xác; làm được (kĩ năng); bắt chước hoạt động (thấp nhất); 3) Cảm xúc, thái độ.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn việc tổ chức KTĐG KQHT của SV trường CĐSPTW TPHCM đã tập trung vào các nội dung như công tác tổ chức KTĐG, nội dung, phương pháp ĐGQT, ĐGTK, phản hồi sư phạm; các thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức KTĐG KQHT. Cụ thể như sau:

a. Công tác tổ chức KTĐG KQHT của SV

Có 93% ý kiến SV cho rằng “việc ĐGQT học tập có ảnh hưởng tốt đến động cơ, ý thức học tập, rèn luyện của SV”. Có 53.3% SV năm 2 và 50.2% SV năm 3 biết rõ mục tiêu môn học, biết các yêu cầu về KTĐG, tỉ lệ điểm ĐGQT, điểm ĐGTK. Có 35.9% SV năm 2 và 46.4% SV năm 3 có ý kiến rằng “có môn biết, có môn không”. Việc GV thông báo rõ ràng mục tiêu, hình thức tổ chức HĐHT, PP KTĐG ngay từ khi bắt đầu môn học sẽ giúp SV có định hướng học tập, rèn luyện tốt hơn.

Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến KTĐG KQHT. GV tổ chức KTĐG theo kinh nghiệm, có ít thời gian để tổ chức KTĐG, chỉ tập trung truyền đạt cho hết nội dung chương trình.

154

GV gặp một số khó khăn khi lựa chọn và tổ chức KTĐG: khó xây dựng câu hỏi phân hoá mức độ hoàn thành chương trình học (PP tự luận); mất nhiều công sức soạn câu hỏi bao phủ hết chương trình dạy; không thể đánh giá khả năng tư duy, diễn đạt, sự sáng tạo ở mức độ cao; khó xác định độ tin cậy khách quan của đáp án, thiếu cơ sở kiểm tra chất lượng bộ câu hỏi (PP TNKQ); tốn thời gian, khó cô đọng, độ khó không đồng đều giữa các câu, giữa các đề thi. Thi vấn đáp thiếu thời gian để SV trả lời, thiếu GV bộ môn để hỏi thi; thi thực hành ít thời

gian để SV thể hiện, SV quá đông. Có 63% SV biết điểm ĐGQT là do Phòng Đào tạo công bố. Đây là thủ tục hành chính chứ chưa phải là phản hồi sư phạm. SV có ý kiến: tổ chức ĐGQT của SV không đánh giá đúng thực chất năng lực của SV; bản chất đúng, là chính xác nhưng PP, hình thức tổ chức chưa chính xác”. 82% SV biết kết quả ĐGTK là nhờ tự đối chiếu với đáp án, tự so sánh bài

làm của mình với tài liệu học, tự dò lại kết quả với các bạn.

Có đến 63% SV đồng ý với ý kiến GV đánh giá từng SV trong nhóm không công bằng, không khách quan, không chính xác, chưa đánh giá đúng năng lực của SV (biểu đồ 1).

b. Nội dung KTĐG KQHT của SV

Trên giờ lý thuyết, GV có chú ý giới thiệu yêu cầu, mục tiêu bài học. Có 64.5% GV chú ý KTĐG SV “nhớ”, 74.2% KTĐQ “hiểu” kiến thức, “phân tích”, “tổng hợp”, “đánh giá” có quan tâm nhưng với tỉ lệ thấp.

Trên giờ thực hành, tập dạy: 53.8% GV nêu yêu cầu chung, 38.5% giới thiệu mục tiêu cần đạt, 30.8% thông báo yêu cầu từng phần của bài. Chỉ có 1 GV giới thiệu tiêu chí KTĐG bài học.

GV chú trọng KTĐG “KN tổ chức thực hiện quá trình GD của cá

Biểu đồ 2: So sánh tỉ lệ sử dụng các mức độ nhận thức trong đề tự luận 60 phút 2.9 5.2 13.2 42 16.7 20.1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Nhớ Hiểu Ứng dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá

%

Biểu đồ 1. Ý kiến SV về việc đánh giá từng SV theo nhóm (n=757). Ghi chú*: 1) Có công bằng; 2) Không công bằng; 3) Không ý kiến

1% (3)

36% (2)

63% (2)

155

nhân/nhóm”; SV có ý kiến GV chú trọng KTĐG “KN chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động GD…”, thực tế GV chú trọng KTĐG KN này. Như vậy, GV có nhận thức đúng nhưng trong thực tế, KN quan trọng của SV sư phạm chưa được chú trọng KTĐG.

Trong đề thi TL 60 phút, mức độ nhận thức càng cao thì thực tế sử dụng càng thấp: mức độ “Nhớ”: 42%, “đánh giá” chỉ 2.9% (biểu đồ 2).

Yêu cầu SV “nhớ”, “ứng dụng” kiến thức trong đề thi tự luận 60 phút cao hơn trong đề thi tự luận 90 phút. Nhìn chung, có đến 55.6 % các yêu cầu trong đề thi tự luận nhằm KTĐG việc “Nhớ” và “Hiểu” kiến thức của SV.

Các đề thi TNKQ tập trung KTĐG khả năng mức độ nhớ (biết) kiến thức (84%), chỉ có 16% câu hỏi KTĐG mức độ hiểu, không có những câu hỏi KTĐG khả năng ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá (biểu đồ 3).

c. PP KTĐG KQHT của SV

PP KTĐG KQHT trên giờ lý thuyết có hiệu quả nhất được GV, SV lựa chọn là đánh giá việc tham gia thảo luận nhóm/ báo cáo kết quả bài tập…. Tuy nhiên, SV có ý kiến việc đánh giá nhóm hiện nay “không công bằng, không chính xác, không khách quan”.

Thực tế, GV thường phát vấn để KTĐG việc hiểu bài. Kiểm tra đánh giá

thông qua báo cáo kết quả thảo luận nhóm ít được sử dụng, PP TNKQ rất ít sử dụng. PP thích hợp nhất để KTĐG kỹ năng thực hành là quan sát SV tập dạy, tập tổ chức các hoạt động, điều này trùng khớp với thực tế KTĐG. Quan sát SV vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn có ít ý kiến lựa chọn, thực tế cũng ít được sử dụng. Chính điều này đã làm cho SV xa rời với thực tế nghề nghiệp.

Do số lượng SV đông nên GV thường tổ chức thực hành/tập dạy theo nhóm, nhận xét và đánh giá điểm cả nhóm. Tuy nhiên, 60.7% SV có ý kiến rằng, tốt nhất là “Cá nhân thực hiện tiết dạy/ lấy điểm cho chính cá nhân đó”. SV không đồng ý với việc GV sử dụng lời nhận xét của chính mình để đánh giá SV, cần có tiêu chí KTĐG rõ ràng.

PP phản hồi kết quả thực hành hợp lí, có hiệu quả rèn luyện năng lực sư phạm tốt nhất cho SV là “Tổ chức cho SV đánh giá sản phẩm/việc tập dạy của bạn theo tiêu chí đánh giá thống nhất”, tuy nhiên trong thực tế dự giờ thì ít GV sử dụng (chỉ có 15.4%).

Biểu đồ 3. Kết quả phân tích các mức độ nhận thức trong đề thi TNKQ

84%

16% 0%0%0%0%

Nhớ Hiểu Ứng dụng

156

Có sự không thống nhất trong ý kiến lựa chọn PP thi giúp đánh giá đúng thực chất việc học tập của SV: GV chọn PP Vấn đáp, SV có ý kiến lựa chọn TNKQ + Tự luận. Thực tế GV sử dụng chủ yếu là TL0SDTL.

74% GV chú ý trang bị cho SV kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá KQHT bằng cách “Đưa ra các tiêu chí nhận xét, đánh giá; hướng dẫn SV sử dụng tiêu chí đánh giá; tập cho SV tự nhận xét sau khi thực hiện bài tập”.

Để nâng cao hiệu quả của việc đổi mới công tác KTĐG KQHT của SV, 5 GV bộ môn đã tiến hành xây dựng ma trận kiến thức, kế hoạch KTĐG, trong đó nêu rõ mục tiêu môn học, bài học, nội dung KT, KN cần KTĐG theo 6 thang bậc nhận thức Bloom. Tiếp theo, việc KTĐG KQHT của SV được tiến hành trong, sau khi kết thúc bài học bằng các câu hỏi phát vấn tại lớp, TNKQ, tự luận (15 phút, 1 tiết), báo cáo bài tập cá nhân/nhóm, TĐG bài tập nhóm, KTĐG bài tập nhóm bạn (chuyển nhóm lần 1, lần 2), kiểm tra ngắn, kiểm tra không báo trước, kiểm tra giữa kì, bài tập về nhà, giải quyết tình huống, đóng kịch, biểu diễn, lập hồ sơ học tập theo nhóm…với các mức độ yêu cầu cao như “áp dụng”, “phân tích”, “tổng hợp”, “đánh giá”. GV đầu tư nhiều cho việc tổ chức HĐHT, KTĐG KQHT của SV, qua đó, SV đã chú ý, nghiêm túc hơn trong suốt quá trình học tập.

Một trong những phương pháp KTĐG có hiệu quả đó là Lập hồ sơ học tập môn học trong điều kiện lớp học đông SV: các câu hỏi, bài tập đều giao cho nhóm, GV có thể kiểm tra bất kì SV, bất kì nhóm, bất kì nội dung, vì thế SV đều sẵn sàng, chuẩn bị cho học tập. Các nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ, điểm danh đều được ghi chép. Trên giờ học thường có những thời điểm bất ngờ, vui vẻ, tạo hứng thú học tập cho SV.

SV hài lòng với việc sử dụng "Hồ sơ học tập môn học”: giúp rèn luyện kĩ năng TKT, TĐG, giúp SV biết được khả năng, hạn chế để khắc phục; giúp nâng cao khả năng quản lí việc học, không mất nhiều thời gian để điểm danh; giúp đánh giá KQHT đúng, công bằng, hình thành KN làm việc cá nhân, nhóm; tạo điều kiện cho từng SV hoạt động; phát huy sự tích cực, chủ động của từng SV. Để sử dụng hiệu quả "Hồ sơ học tập môn học" SV đề nghị nên “cộng thêm điểm cho các SV có năng lực tốt” và “bài làm hay của nhóm nên photo cho các nhóm khác học hỏi”.

Chú trọng xây dựng các tiêu chí KTĐG cá nhân/nhóm, sự phối hợp của các thành viên trong nhóm, vai trò của SV đại diện nhóm; rèn kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá lẫn nhau theo từng tiêu chí. Việc tổ chức học tập theo nhóm 4-6 SV được SV đánh giá rất tốt: 43.3%, tốt: 46.2%. Chia SV thành nhóm nhỏ GV dễ bao quát, dễ kiểm tra, tránh được tình trạng thụ động, ỷ lại. Có 51% SV không đồng ý với việc chia SV khá giỏi vào các nhóm. SV có ý kiến tốt về cách KTĐG KQHT trên giờ học.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 149 - 153)