ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 138 - 143)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Đoàn Thị Thanh Thủy1

1. Đặt vấn đề

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 11 năm 2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã xác định: “triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông trong hoạt động dạy và học. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Thực hiện nghị quyết trên, nhiều trường đang tập trung mọi nỗ lực vào việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu và đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Các trường này đang ngày càng vươn lên mạnh mẽ vừa để tồn tại bền vững, vừa để hội nhập với khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay do số lượng người cần học lớn hơn rất nhiều so với khả năng đào tạo của các trường, đặc biệt là trong vài năm gần đây: Năm 1991 có khoảng 120.000 sinh viên thì đến năm học 2008-2009 con số ấy của cả nước đã lên tới 1.242.778 sinh viên nên có nhiều trường chưa chú ý đúng mức đến việc cải tiến nội dung chương trình, phương pháp và thiết bị dạy học, mà có xu hướng chỉ chú ý đào tạo các ngành nghề mà mình đã có sẵn, ít chú ý đến những vấn đề mà xã hội đòi hỏi. Nếu phấn đấu đạt chỉ tiêu số sinh viên đại học trong 10.000 người dân là 200 vào năm 2010 thì mâu thuẫn giữa qui mô đào tạo và chất lượng đào tạo còn lớn hơn nhiều. Đã đến lúc các trường phải chú trọng nhiều hơn đến việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo định hướng hội nhập của giáo dục đại học.

2. Quản lý phƣơng pháp dạy học

2.1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học ở các trường đại học rất đa dạng, song việc áp dụng phù hợp với mục tiêu của từng bài giảng không phải người giảng viên nào cũng làm được. Nếu người dạy có kỹ năng giao tiếp, biết kết hợp nhuần

1

143 nhuyễn các phương pháp và vận dụng chúng hợp lý, kết hợp đồng thời với phương tiện nhuyễn các phương pháp và vận dụng chúng hợp lý, kết hợp đồng thời với phương tiện dạy học phù hợp thì chất lượng bài giảng sẽ có hiệu quả cao. Sau đây là một số phương pháp “dạy cách học – cách tự học” cho sinh viên mang lại hiệu quả sử dụng ở các trường đại học hiên nay:

a) Phương pháp thuyết trình (giảng thuật, giảng giải, giảng diễn) phương tiện cơ bản dùng để thực hiện chúng là lời nói sinh động của giảng viên. Phương pháp này có ưu điểm là chúng tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người học, giúp sinh viên nắm được tri thức hoàn chỉnh một cách có hệ thống, nhất là những vấn đề khó, phức tạp, đồng thời kích thích được tính tích cực tư duy của sinh viên. Bên cạnh đó, nó cũng có những hạn chế: dễ làm cho người học thụ động và mệt mỏi vì đóng vai trò người nghe là chủ yếu.

b) Phương pháp vấn đáp (hỏi - đáp) nhằm gợi mở cho người học những vấn đề mới, tìm ra những tri thức mới, và những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã được học cũng như kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống. Ưu điểm của phương pháp này là tạo không khí lớp học sôi nổi, kích thích người học tích cực, độc lập tư duy và trau dồi khả năng diễn đạt bằng lời cho sinh viên. Tuy nhiên nếu chuẩn bị bài giảng không kỹ, giờ giảng sẽ bị biến thành một cuộc đối thoại giữa giảng viên với cá nhân sinh viên, không thu hút được cả tập thể, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện kế hoạch giảng dạy.

c) Phương pháp sắm vai được sử dụng để dạy những kỹ năng hành nghề, nhưng cũng có rất nhiều khả năng có thể xảy ra khi phải dạy và học những kỹ năng về mối quan hệ giữa con người. Nếu sử dụng có hiệu quả phương pháp này thì nó sẽ kích thích sự hứng thú tham gia của người học, giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm giải quyết tốt các tình huống phức tạp phát sinh trong thực tế.

d) Phương pháp hoạt động nhóm nhỏ (từ 4 đến 7 người) thường được áp dụng vì hai lý do: về mặt xã hội, làm việc theo nhóm tạo điều kiện phát triển quan hệ xã hội giữa người học, phát triển kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân. Về mặt giáo dục, phát triển những kỹ năng trí tuệ bậc cao như suy luận và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm là phương pháp công hiệu, cho phép sinh viên tham gia vào quá trình dạy và học. Góp phần khích lệ các hành vi ứng xử xã hội và kỹ năng tư duy bậc cao. Tuy nhiên, muốn có hiệu quả, hoạt động nhóm phải có đầu tư suy nghĩ kỹ lưỡng, chuẩn bị nội dung, lập kế hoạch và có kỹ thuật quản lý phù hợp.

144

Đáp ứng nhu cầu xã hội, nhà trường nên kiên quyết bác bỏ phương pháp dạy học lạc hậu “thầy đọc – trò chép” (truyền thụ kiến thức một chiều), biến sinh viên trở nên thụ động mất đi tính tự chủ và sáng tạo. Thay vào đó, cần áp dụng phương pháp “dạy cách học -cách tự học”cho sinh viên, nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

và kết hợp với ứng dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học sẽ làm biến đổi sâu sắc chất lượng giáo dục.

Hoạt động nghiên cứu khoa học không thể tách rời với hoạt động dạy học, nó là một mảng không thể thiếu vì muốn đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao thì phải hướng sinh viên vào hoạt động nghiên cứu khoa học. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chính là dạy cho sinh viên cách tự học, cách tự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, tự hoàn thiện mình để phù hợp với yêu cầu xã hội trong suốt cuộc đời còn lại khi rời khỏi giảng đường đại học.

2.2. Phương tiện dạy học

Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, một số trường đã cố gắng đầu tư trang thiết bị mới để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học nước ta với nguồn kinh phí còn hạn hẹp, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo còn thiếu về số lượng và không đồng bộ về chất lượng nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là thuyết trình, giảng giải, sử dụng phấn, bảng, thiếu sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại, không thích ứng với khối lượng tri thức mới tăng nhanh, không khuyến khích sự chủ động sáng tạo của sinh viên. Hiện nay, có rất nhiều phương tiện mà người học có thể tự học với nguồn thông tin vô cùng phong phú: từ sách, báo, tạp chí, truyền hình, internet… Do vậy, khi học trên lớp người học muốn tiếp thu được những kiến thức mới mẻ, hoặc nếu nội dung không mới thì cũng phải tạo cho người học một cách tiếp cận mới.

Để đánh giá chất lượng người học một cách khách quan, một số trường đã xây dựng ngân hàng đề thi với hàng chục nghìn câu hỏi thi trắc nghiệm trên máy tính đối với một số môn học và xây dựng giáo án điện tử để tạo cho sinh viên không có thói quen học lệch, học tủ nhằm khuyến khích tinh thần tự nghiên cứu của sinh viên. Các trường đã thành lập thư viện điện tử, tạo điều kiện cho sinh viên cập nhật kiến thức như trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học ngoại ngữ - tin học Tp.HCM, trường Đại học Dân lập Thăng long, trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM… Để đánh giá đúng chất lượng người học cho hầu hết các môn học theo phương pháp trên, các trường cần sự đầu tư nhiều hơn nữa, tiến tới mỗi môn thi có hàng nghìn câu hỏi…

145

2.3. Nội dung chương trình

Nội dung chương trình đào tạo đại học phải phù hợp với yêu cầu: “bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và những kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn” [4]. Thực hiện yêu cầu trên, các trường cần quan tâm hơn nữa đến đổi mới nội dung chương trình dạy học theo hướng cập nhật thông tin”, phương pháp dạy học theo hướng hội nhập, nâng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp, giảm bớt thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thực tập, đặc biệt là các ngành khoa học công nghệ. Một số trường đang từng bước biên soạn lại chương trình, giáo trình hoặc sử dụng các giáo trình có chất lượng cao của các trường đại học danh tiếng ở trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng dạy học.

Thực hiện các đổi mới trên, mà kinh phí chủ yếu phụ thuộc vào nguồn đầu tư hạn chế của Nhà nước cho giáo dục chỉ đạt 3% GDP (tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục liên tục tăng từ: 12.8% năm 1997 lên 16.2% năm 2003, 17.1% năm 2004 và dự kiến đạt ít nhất 20% vào năm 2010) và học phí của sinh viên nên việc cung cấp trang thiết bị hiện đại cho công tác đào tạo còn nhiều khó khăn. Muốn giải được bài toán trên cần phải huy động vốn của các nhà đầu tư có quan tâm đến giáo dục, các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước… thực hiện tốt đường lối xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.

3. Kết luận

Quan tâm đến quản lý phương pháp dạy học là quy luật tất yếu của mọi thời đại, của mỗi quốc gia trước sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trên bước đ- ường hội nhập với quy mô toàn cầu. Đổi mới phương pháp dạy học là “dạy cách học - cách tự học” không phải là thay cái cũ đã có bằng cái mới, mà phải dựa trên cơ sở các phương pháp truyền thống còn giá trị, tìm cách lựa chọn, bổ sung hợp lý các phương pháp đã có kết hợp với trang thiết bị dạy học hiện đại để tăng quá trình hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ tích cực cho người học.

Để đổi mới quản lý phương pháp giảng dạy, nhà trường không thể thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và đạt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có lòng say mê nghề nghiệp luôn tìm tòi sáng tạo sẽ góp phần không nhỏ trong việc hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, trau dồi trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn. Bên cạnh đó, đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy tiên

146

tiến, sử dụng tài liệu, bài giảng điện tử trên mạng để tiến tới hội nhập với các trường đại học trong khu vực và thế giới. Tiến hành công tác quản lý, kiểm tra và đánh gía việc dạy của giảng viên và học của sinh viên là khâu then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập lần thứ I.

2. Diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam”Đổi mới giáo dục Đại học và hội nhập quốc tế” của nhà xuất bản giáo dục - 2005

3. Hội thảo quốc gia “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” – Thành phố Hồ Chí Minh, 01-02- 2007.

4. Luật giáo dục 2005.

5. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 11 năm 2005 “về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”.

147

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 138 - 143)