NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 106 - 111)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ

TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2010-2012

Nguyễn Văn Khôi1

1. Đặt vấn đề

Mục đích của đổi mới quản lý giáo dục đại học (ĐH) là bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo đại học phụ thuộc chủ yếu vào người học, người dạy và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất - tài chính và môi trường (xã hội - với tư cách là hệ thống trên). Trong đó, cán bộ quản lý, lãnh đạo cũng hầu hết được phát triển từ đội ngũ giảng viên.

Theo [6]: “Giáo dục đại học trong những năm vừa qua đã bộc lộ nhiều yếu kém: Chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội của đất nước; cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học và sự quản lý của các trường đại học, cao đẳng còn nhiều bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý và sinh viên để đổi mới mạnh mẽ, căn bản giáo dục đại học. Tiềm năng đầu tư của xã hội và các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển giáo dục đại học chưa được phát huy có hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân của tình hình trên, nhưng nguyên nhân căn bản chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học và sự yếu kém trong quản lý của bản thân các trường đại học, cao đẳng…

Để khắc phục tình trạng trên, vừa qua Thủ tướng vừa ra Chỉ thị số 296 về Đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012. Ngành giáo dục kỳ vọng, đây sẽ là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH.

Chỉ thị nêu rõ "phải kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo".

1

111 Để "đổi mới giáo dục ĐH trong 3 năm, đến năm 2012, Thủ tướng giao Bộ GD- Để "đổi mới giáo dục ĐH trong 3 năm, đến năm 2012, Thủ tướng giao Bộ GD- ĐT thực hiện 12 yêu cầu. Trong đó, cần làm rõ: vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo? làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay?

Trong các văn bản chỉ đạo (xem trong mục tài liệu tham khảo) cũng như trên diễn đàn Vietnamnet, nhiều nhận định, giải pháp đã được đưa ra từ cấp vĩ mô (xã hội - hệ thống trên) đến bản thân hệ thống (hệ thống giáo dục ĐH) và đến cấp vi mô (các cơ sở giáo dục ĐH trong hệ thống).

Các giải pháp/nhóm giải pháp này có liên quan với nhau và phải được thực hiện đồng bộ nhằm “điều chỉnh quan hệ giữa các mối quan hệ”.

Bài viết này chỉ đề cập đến một trong những giải pháp đó: nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong tiến trình đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012. 2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên trong tiến trình đổi mới quản lý giáo

dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 2.1 Các mục tiêu đã đề ra

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ [2] đã xác định yêu cầu phải đạt tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ qua từng giai đoạn, mục tiêu là đến năm 2020 phải đạt ít nhất 35% giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Theo [5], “Chuẩn hoá giảng viên đại học: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định tỷ lệ tối đa sinh viên/giảng viên của các khối ngành đào tạo khác nhau (khối Kỹ thuật - Công nghệ: 20 sinh viên/1 giảng viên; khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh: 25 sinh viên/1 giảng viên; khối ngành Nghệ thuật, Thể dục thể thao: 15 sinh viên/1 giảng viên; …).

2.2 Hiện trạng [6]:

- Từ 1987 đến 2009, tổng số SV cả nước tăng 13 lần nhưng số GV chỉ tăng 3 lần. - Nhiều GV dạy tới 1.000 tiết/năm, gấp gần 4 lần so với quy định.

- Mục tiêu (theo Nghị quyết số 08 của Ban Cán sự Đảng, Bộ GD-ĐT về phát triển ngành sư phạm) là đến 2015 đạt ít nhất 50% GV trình độ tiến sĩ nhưng đến nay mới đạt 10,16%.

112

- Suất đầu tư từ ngân sách cho 1 sinh viên là 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/năm (định mức là 6 triệu đồng).

Cũng theo [5], “do đặc điểm lịch sử, việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các trường đại học, cao đẳng rất phân tán. Trong tổng số 376 đại học, cao đẳng cả nước hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 54 trường (14,4%); các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường (30,8%); UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường (33,2%); có 81 trường dân lập, tư thục (21,5%)”.

2.3Nguyên nhân các hạn chế, yếu kém[5]:

- Hệ thống giáo dục bị chi phối cùng lúc bởi nhiều loại quy luật: quy luật sư phạm, quy luật quản lý hệ thống, quy luật kinh tế và quy luật xã hội. Các cán bộ quản lý giáo dục ĐH, nhất là ở cấp quốc gia không được quy hoạch và đào tạo có hệ thống, để có thể nắm vững các loại quy luật trên, vận dụng sáng tạo trong công tác, do đó yếu kém kéo dài mà không khắc phục được.

- Hệ thống quản lý giáo dục ĐH còn nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên, chưa có cơ chế buộc lãnh đạo cấp trên phải nghe cơ sở, cấp dưới ở mức cần thiết, chưa có cơ chế sàng lọc cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ.

2.4Giải pháp nâng cao chất lƣợng và chuẩn hoá các đầu vào của hệ thống giáo

dục đại học[5]:

Trong hệ thống các giải pháp do Bộ GD-ĐT nêu ra [5], có đề xuất giải pháp về “nâng cao chất lượng và chuẩn hoá các đầu vào của hệ thống giáo dục ĐH”, trong đó nhấn mạnh “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên: Triển khai thực hiện nghiêm túc chế độ làm việc của giảng viên do Bộ GD-ĐT ban hành. Thực hiện quy hoạch đào tạo giảng viên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đến 2020 ở tất cả các trường cao đẳng, ĐH, từ năm 2010 mỗi năm cử khoảng 1.000 giảng viên làm tiến sĩ ở trong nước, 1.000 giảng viên làm thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài. Từ năm học 2009-2010, thực hiện sinh viên tham gia đánh giá giảng dạy của 100% giảng viên. Các giảng viên ĐH đều có kế hoạch đến năm 2012 mỗi giảng viên sử dụng tốt một ngoại ngữ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học”.

2.5Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên nhƣ thế nào?

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm nhiều nội dung trong mối quan hệ tương hỗ:

113 (1) Thực hiện tốt dân chủ cơ sở trong công tác cán bộ. Trong Quy hoạch phát (1) Thực hiện tốt dân chủ cơ sở trong công tác cán bộ. Trong Quy hoạch phát triển đội ngũ, định biên, tuyển dụng, phải căn cứ vào Chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục, kết hợp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên (lấy bộ môn làm cơ sở).

(2) Tuyển dụng: Công khai nguyên tắc, tiêu chí, quy trình tuyển dụng. Chú ý các minh chứng phản ánh tiềm năng/triển vọng phát triển của cán bộ được tuyển dụng: điểm trung bình tốt nghiệp đại học, năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực ngoại ngữ.

(3) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên (dựa trên quy hoạch, xây dựng lộ trình triển khai, đánh giá hiệu quả): Phải chú ý đến các nhóm giảng viên để có chính sách và đầu tư phù hợp: cán bộ đầu ngành, chủ chốt của đơn vị; cán bộ kế cận; giảng viên trẻ, tạo nguồn. Đào tạo quan trọng nhất là thông qua công tác thực tiễn, hài hòa giữa nguyện vọng của cá nhân và định hướng của đơn vị. Coi trọng kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo trong nâng cao năng lực giảng viên. Coi trọng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thực tế cho thấy, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên tập trung vào:

- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức liên quan và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành.

- Bồi dưỡng kiến thức sư phạm và kỹ năng thực hành giảng dạy; trong đó chú trọng về đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.

- Bồi dưỡng về ngoại ngữ.

- Bồi dưỡng về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Biện pháp thực hiện:

Thực hiện đồng bộ các biện pháp chính sau:

- Tiếp tục xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ (dài hạn và trong từng giai đoạn); trong đó chú ý đến nội dung bồi dưỡng thường xuyên đối với giảng viên; đặc biệt là việc xác lập lộ trình và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đến 2015 (trong nước, ngoài nước và kết hợp theo từng năm).

114

- Phân cấp, phân quyền về quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ cho Trưởng khoa, Trưởng bộ môn trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật.

- Phổ biến, công khai quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ của Trường để tạo sự thống nhất, đồng thuận từ bộ môn đến Trường; phối hợp đáp ứng nhu cầu phát triển của từng đơn vị và cá nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

- Tiếp tục duy trì các quy định như Công văn 472 đã yêu cầu đối với ngạch giảng viên để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ của trường ĐH Sư phạm trọng điểm.

- Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh chế độ, chính sách thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

(4) Chăm lo đời sống cho giảng viên, đặc biệt là việc xây dựng môi trường công tác tốt, thân thiện trong nhà trường; tạo điều kiện tăng thu nhập chính đáng cho giảng viên; tạo cơ hội cho giảng viên thăng tiến trong nghề nghiệp và công tác.

(5) Chủ động trong sử dụng công cụ tài chính để tăng nguồn đầu tư và đầu tư có trọng điểm, đầu tư hiệu quả cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

(6) Đánh giá (tiêu chí đánh giá, cơ chế sàng lọc...) đi đôi với chế độ đãi ngộ... 3. Kết luận và kiến nghị

3.1Kết luận

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một trong những giải pháp cơ bản trong tiến trình đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012 bởi vì nó tác động trực tiếp đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo ĐH.

Để công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cần:

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng: phải xây dựng được quy hoạch hàng năm và từng giai đoạn phát triển của Trường cũng như của từng đơn vị (lấy bộ môn làm cơ sở);

b) Phân định rõ chức năng nhiệm vụ này và phân quyền cho các đơn vị, các cấp quản lý trong trường;

115 c) Xây dựng lộ trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; trong đó có kế hoạch phổ cập ngoại c) Xây dựng lộ trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; trong đó có kế hoạch phổ cập ngoại ngữ cho giảng viên để từ 2015 trở đi tất cả các giảng viên đại học đều sử dụng tốt một ngoại ngữ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Việc này được thực hiện thông qua công tác hợp tác quốc tế; tận dụng các dự án đào tạo và nghiên cứu khoa học.

d) Có cơ chế kiểm soát, đánh giá kịp thời quá trình thực hiện quy hoạch đó bằng cách tăng cường hoạt động của Thanh tra nhân dân, Thanh tra Giáo dục, Trung tâm Đảm bảo chất lượng Giáo dục và Khảo thí trong việc giải quyết các khiếu nại và xử lý thông tin đánh giá giảng viên thông qua ý kiến phản hồi của người học.

e) Có kế hoạch về tài chính nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo lộ trình xác định với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp (trong nước, ngoài nước và kết hợp).

Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ với hệ thống các giải pháp khác.

3.2 Kiến nghị

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 106 - 111)