Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 153 - 155)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn

158

- GV đã chú trọng KTĐG kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và những KT, kĩ năng cá nhân hỗ trợ cho việc TH chuyên môn, nhưng chưa chú trọng KTĐG khả năng quan sát trẻ, thái độ học tập, mức độ chuẩn bị.

- Theo thang Bloom, GV chú ý KTĐG mức độ SV “hiểu” bài tại lớp, các mức độ “tổng hợp”, “đánh giá” bị bỏ qua .

- Có ý kiến trái ngược về việc KTĐG trên các giờ học thực hành. GV cho rằng họ chú trọng KTĐG “Kỹ năng tổ chức thực hiện quá trình GD của cá nhân/nhóm”. Nhưng trên thực tế SV xác nhận rằng, GV chú trọng KTĐG “Kĩ năng chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động giáo dục: đồ dùng, nguyên vật liệu, giáo cụ của cá nhân/nhóm”.

- Các đề thi tự luận chủ yếu KTĐG mức độ “nhớ” và “hiểu” kiến thức, ít xem xét các mức độ nhận thức khác. 100% đề thi TNKQ đều đưa ra các yêu cầu “nhớ” và “hiểu” kiến thức, bỏ qua các mức độ nhận thức khác.

- Theo ý kiến GV, các PP ĐGQT trên giờ LT thường được sử dụng nhiều là KTĐG qua việc tham gia thảo luận nhóm/ báo cáo kết quả bài tập thảo luận, thuyết trình. Mặc dù SV hài lòng nhưng họ cho rằng PP KTĐG đó “không công bằng, không chính xác, không khách quan”. Trên giờ lý thuyết, GV thường sử dụng câu hỏi phát vấn để KTĐG việc hiểu bài của SV. Tỉ lệ GV sử dụng PP TNKQ để KTĐG kết quả thảo luận nhóm là rất ít.

- Đánh giá kết quả tập dạy được GV lựa chọn là PP tổ chức thích hợp nhất để đánh giá KN thực hành/rèn luyện tay nghề chuyên môn của SV sư phạm. Do số lượng SV trong lớp đông (M1, M4) nên GV thường tổ chức cho SV thực hành, tập dạy theo nhóm, nhận xét và đánh giá điểm cả nhóm. Tuy nhiên đa số SV không đồng ý với PP tổ chức KTĐG này vì không đánh giá được KN của từng cá nhân người học.

- Theo ý kiến của GV, PP phản hồi kết quả ĐGQT học tập thích hợp nhất là “Phân loại lỗi sai, sửa chung trước lớp”. PP phản hồi kết quả TH/TD hợp lí, có hiệu quả rèn năng lực sư phạm tốt nhất là “Tổ chức cho SV đánh giá sản phẩm/việc tập dạy của bạn theo tiêu chí đánh giá thống nhất”, tuy nhiên trong thực tế PP đó ít được GV sử dụng.

- Đa số các GV có chú ý dạy cho SV các kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá KQHT bằng cách đưa ra các tiêu chí nhận xét, đánh giá, hướng dẫn SV sử dụng tiêu chí đánh giá việc thuyết trình cá nhân, nhóm, tập cho SV tự nhận xét sau khi thực hiện bài tập, hướng dẫn SV đối chiếu với kết quả tổng hợp từ các nhóm; SV tự đánh giá, GV đánh giá và đưa ra kết quả cuối cùng, xem độ chênh lệch điểm số, sửa cho SV biết lỗi sai.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 153 - 155)