Học hỏi và phát triển (Learning and Growth perspective)

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 30 - 31)

Ở trường đại học, giảng viên đóng vai trò trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ trí tuệ. Theo nghiên cứu về giáo dục ĐH Việt Nam mà Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) khảo sát theo đề nghị của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (khi đó là Phó chủ tịch UBND TPHCM) công bố ngày 3/8/2007 thì giảng viên đại học Việt Nam có 3 cái yếu:

Thứ nhất: Thiếu trình độ. Sự chuẩn bị về học thuật cho các giảng viên còn ở trình độ thấp.

Thứ hai: Thiếu các kỹ năng trong nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại.

Thứ ba: Thiếu các kiến thức cập nhật về chuyên ngành bao gồm nội dung chương trình đào tạo và nội dung các môn học.

35 Bên cạnh đó, do các giảng viên làm việc quá nhiều mà lương lại thấp dẫn đến Bên cạnh đó, do các giảng viên làm việc quá nhiều mà lương lại thấp dẫn đến việc thiếu thời gian cần thiết để chuẩn bị giáo án, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu. Không có sự khuyến khích đối với giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích, khả năng hoặc thành tích nghiên cứu.

Tuy nhiên, có một thực trạng lớn nhất hiện nay mà các giảng viên đại học Việt Nam gặp phải là hạn chế về năng lực sư phạm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của sinh viên.

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện nay chỉ có 60% giảng viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Lý do là giảng viên lên lớp quá nhiều giờ, không có thời gian đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, bài giảng. Việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáng lẽ ra phải là thế mạnh của các trường đại học, nhưng vẫn chưa phát huy được. Vì vậy, các trường cần phải có chính sách ưu đãi để khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng chuyên môn. Kiện toàn tổ chức bộ máy của Trường theo hướng hiện đại, hợp lí và chuyên nghiệp. Bộ máy quản lí hành chính tinh giản, gọn nhẹ; các khoa, viện, bộ môn, trung tâm... được tổ chức phù hợp với các chuyên ngành đào tạo và các định hướng chiến lược phát triển khoa học và dịch vụ, phát huy thế mạnh truyền thống của Trường đồng thời chú trọng phát triển các ngành mới, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất. Cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lí, trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy là lực lượng chính, chiếm từ 70% trở lên. Trường có chính sách để thu hút, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm, ngoại ngữ, tin học và tạo những điều kiện thuận lợi để cán bộ giảng dạy phát huy trí tuệ, năng lực và kinh nghiệm của mình trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung cấp các dịch vụ cho sự phát triển xã hội và tham gia quá trình hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có ba thế hệ nối tiếp nhau, 80% có trình độ sau đại học, trong đó có 50% là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và giảng viên chính.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 30 - 31)