Đổi mới quản lý: đòn bẩy để phát triển giáo dục đại học

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 79 - 80)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

3. Đổi mới quản lý: đòn bẩy để phát triển giáo dục đại học

Trong thời đại ngày nay, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống cũng như từng bước đưa Việt Nam đến gần hơn với các nước trong khu vực và thế giới thì nhiệm vụ trọng tâm là Chính phủ Việt Nam cần đầu tư cải tiến chất lượng giáo dục Việt Nam, đặc biệt là GDĐH. Điều đó sẽ giúp cho việc đào tạo ra một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho hiện tại và cả tương lai.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là đổi mới quản lý GDĐH Việt Nam cần phải đổi mới những gì? Theo chúng tôi GDĐH Việt Nam cần phải đổi mới những mặt sau đây:

Bổ sung và hoàn thiện mục tiêu giáo dục đại học Việt Nam hướng đến cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời đại tri thức và thông tin. Bởi vì, trong những năm qua GDĐH vẫn chưa cung cấp cho thị trường một đội ngũ lao động có năng lực thật sự cao, bằng chứng là hơn 20% sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại trước khi vào làm việc.

Nâng cao tính cạnh tranh trong GDĐH, đào tạo nguồn nhân lực có những kỹ năng phù hợp với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý để đưa GDĐH Việt Nam lọt vào danh sách xếp hạng các trường đại học trong khu vực và thế giới.

Cung cấp cho người học những năng lực cần thiết như UNESCO đã nêu rõ: học để biết (learn to know), học để làm (learn to do), học để tồn tại (learn to be), học để cùng chung sống (learn to live together) và học để thay đổi (learn to change). Vì vậy, GDĐH Việt Nam không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp người học hình thành những kỹ năng học tập giữa các cá nhân, cộng đồng và khả năng làm việc chung với người khác.

Bài học về đổi mới quản lý GDĐH của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng muốn đổi mới trong quản lý GDĐH, chúng ta cần chú ý đến những vấn đề sau:

Trước hết, chúng ta cần phải đổi mới tư duy trong việc quản lý - từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, dần xóa bỏ tư duy “bao cấp” vẫn còn tồn tại ở lãnh đạo các trường đại học, nhất là các trường công lập. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: "Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản toàn diện

84

nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ”.

Hai là, đổi mới quản lý cần theo hướng phân cấp đối với các cơ sở đào tạo, trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học. Từng trường đại học phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình theo đúng luật pháp và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ và sự giám sát của toàn xã hội. Các trường đại học sẽ tự chủ trong những vấn đề liên quan đến học thuật như có quyền tuyển dụng giảng viên, lựa chọn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, phương pháp dạy học, quyết định cử cán bộ học tập nước ngoài, tự trả lương theo đóng góp của giảng viên…

Ba là, đổi mới quản lý nguồn nhân lực trong các trường đại học. Yêu cầu lãnh đạo các trường đại học cần phải đặt ra những chính sách, qui định cụ thể trong quản lý của trường như: những tiêu chuẩn cho chất lượng đội ngũ giảng dạy và cán bộ quản lý, chuyên viên; việc tuyển dụng phải được tiến hành thông qua sự cạnh tranh công bằng, nâng cao những qui định về nghề nghiệp dưới nhiều hình thức… vì việc quản lý nhân sự (giảng viên, sinh viên, cán bộ nhân viên) đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cho các trường đại học.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 79 - 80)