- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1332 Kinh nghiệm các nƣớc về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao
2. Kinh nghiệm các nƣớc về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao
Thế kỷ XXI là thế kỷ của tri thức, của thông tin. Thách thức mới về nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của kỷ nguyên kinh tế tri thức đã tạo nên làn sóng đổi mới, cải cách giáo dục – đặc biệt là giáo dục đại học – trên toàn thế giới. Có thể thấy rõ điều đó qua hoạt động của một số trường đại học ở Hoa Kỳ, cũng như ở các nước Tây Âu và Đông Á.
Ở Hoa Kỳ, từ nhiều thập kỷ trước đã có các chương trình đào tạo tài năng trong nhiều trường đại học, hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hơn hẳn so với số đông sinh viên được đào tạo theo chương trình đại trà. Sản phẩm của các chương trình này là nguồn nhân lực tài năng về quản lý, về khoa học-công nghệ, về kinh doanh… Hiện tại Hoa Kỳ có hơn 3.600 trường đại học và cao đẳng, không chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho Hoa Kỳ mà cho cả thế giới.
Trên lĩnh vực đào tạo tài năng khoa học-công nghệ, Hoa Kỳ đưa ra chương trình BEST (Building Engineering and Science Talent) với mục tiêu thu hút những người trẻ tuổi giỏi nhất vào các hoạt động khoa học-công nghệ thay thế những người lớn tuổi, mở rộng quy mô nguồn nhân lực khoa học-công nghệ tài năng. Chương trình này được sự hỗ trợ to lớn của nguồn đầu tư vào hệ thống hạ tầng cơ sở khoa học-công nghệ và hoạt động R&D. Thống kê một số năm trong thập niên đầu thế kỷ XXI cho thấy Hoa Kỳ đầu tư khoảng 2,8% GDP cho khoa học-công nghệ (con số này được coi là đứng đầu thế giới). Chính vì vậy, trung bình mỗi năm các trường đại học Hoa Kỳ được cấp đến hơn 3.000 bằng sáng chế.
Để có được thành quả đó, các trường đại học Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến việc cải tiến phương pháp giảng dạy, nhất là việc áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với việc ứng dụng các công cụ và xử lý nguồn dữ liệu lớn, đa chiều. Sinh viên cũng được hỗ trợ tài chính thỏa đáng khi tham gia nghiên cứu khoa học cơ bản. Do đó, nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc đã được thực hiện bởi những sinh viên đang còn ngồi trên ghế giảng đường.
Trên lĩnh vực đào tạo tài năng kinh doanh, Hoa Kỳ có các chương trình HP (Honor Program) và EP (Executive Program). Hầu hết sinh viên tốt nghiệp các chương trình này đều được các doanh nghiệp lớn tuyển dụng với mức thu nhập cao. Đặc biệt, Đại học Havard có chương trình đào tạo tài năng kinh doanh nổi tiếng thế giới: chương trình HBS (Havard Business School) với nội dung đào tạo theo sát yêu cầu và diễn biến
134
của thị trường. Từ giữa thập niên 20 cho đến giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, chương trình HP và EP phát triển mạnh, gắn liền với sự phồn thịnh của các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế ở Hoa Kỳ. Nhưng đến những năm cuối thế kỷ XX khi cơ cấu doanh nghiệp thay đổi, xuất hiện hàng loạt công ty vừa và nhỏ, chương trình HBS tỏ ra không còn phù hợp, nhiều trường đại học của Hoa Kỳ đã nhanh chóng chuyển sang chương trình đào tạo tài năng doanh nghiệp cho những người đã tốt nghiệp đại học. Ngoài Đại học Havard, còn có các trường danh tiếng khác như Đại học Chicago, Viện Công nghệ Massaachusttes (MIT), Đại học Columbia, Đại học Stanford… Giáo dục doanh nghiệp ngày càng trở thành xu thế nổi trội, mang lại nhiều thành quả phát triển vững chắc cho kinh tế Hoa Kỳ.
Nhìn chung, để chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt hiệu quả mong muốn, các trường đại học ở Hoa Kỳ đều tập trung vào các yếu tố:
- Xác định mục tiêu đào tạo;
- Phương pháp tuyển chọn sinh viên;
- Xây dựng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo;
- Đánh giá chất lượng đào tạo (thông qua chương trình, phương pháp đào tạo, giáo trình, kết quả thi/kiểm tra, trình độ giáo viên);
- Quản lý các hoạt động tài chính – cơ sở vật chất; - Quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo (thông qua tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, lương bổng, khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường, khả năng phát huy chuyên môn trong công việc…).
Tại Châu Âu, để thu ngắn khoảng cách tụt hậu so với Hoa Kỳ về đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, nhiều quốc gia như Đức, Pháp… đã đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học.
Ở Đức, chính phủ trao quyền tự chủ cho các trường công và trường tư, nhất là cho phép trường tư mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong việc tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực tài năng. Các trường tư có thể chọn đến 30% số sinh viên xuất sắc để đào tạo theo chương trình chất lượng cao.
135
Ở Pháp, ngoài những trường có tiếng trong lĩnh vực đào tạo chất lượng cao như Ecole Polytechnique (Paris), Institute Nationnale Polytechnique (Toulouse, Grenoble), Institute Nationnale Polytechnique des Sciences Appliquées (INSA)…, một số trường đại học chất lượng cao khác về công nghệ, quản lý đã và đang được ưu tiên thành lập.
Ở Châu Á, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ của khu vực. Có thể thấy rõ điều đó qua trường hợp các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Nhật Bản tuy là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới, nhưng hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học của nước này không được đánh giá cao như Hoa Kỳ và một số nước phương Tây. Từ thực trạng đó, những năm gần đây Chính phủ Nhật Bản đã trao quyền tự chủ cho các đại học, đồng thời khuyến khích các đại học tư thục (như Đại học Keio, Đại học Waseda, Đại học Ritsumeikan…) tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Những kết quả đạt được ban đầu cho thấy đây là một hướng đi đúng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường đại học ở Nhật Bản.
Trung Quốc cũng đang cải cách giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm với các đại học danh tiếng trên thế giới. Việc tập trung đầu tư cho 10 trường đại học của Trung Quốc (gồm Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Phục Đán, Đại học Nam Ninh, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Triết Giang, Đại học KH&CN Trung Quốc, Đại học Giao thông Tây An, Viện Công nghệ Hà Bình Hải Long Giang) – trong đó đặc biệt ưu tiên cho hai trường đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa – không ngoài mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong các tiêu chí xếp hạng đại học ở Trung Quốc theo hệ thống Jiao Tong, tiêu chí về chất lượng đào tạo (có cựu sinh viên đoạt giải Nobel hoặc các giải thưởng khoa học danh giá, giảng viên và sinh viên có báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí hàng đầu của thế giới…) luôn chiếm trọng số cao. Đương nhiên, chỉ có thể đạt được kết quả này từ nguồn sinh viên tài năng được đào tạo tại các trường.
Ở Hàn Quốc, từ năm 2004 Chính phủ đã đề ra các nguyên tắc cải cách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học. Trong đó, hai nguyên tắc cơ bản là: (1) giao quyền tự chủ cho các trường đại học, trực tiếp lựa chọn và xây dựng chương trình đào tạo, huy động nguồn vốn đầu tư, hợp tác với nước ngoài; (2) tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ giáo dục. Một dự án đào tạo tài năng mang tên “Dự án chất xám Hàn Quốc 2005 –
136
2012” cũng đã được triển khai với mục tiêu tăng cường chất lượng nghiên cứu - giảng dạy để Hàn Quốc có ít nhất 15 trường đại học nằm trong danh sách những đại học hàng đầu thế giới. Đồng thời, Hàn Quốc còn bắt đầu tiến hành “Dự án Ngôi sao đại học” nhằm thu hút, tuyển dụng khoảng 50 “giáo sư - ngôi sao” giảng dạy các chương trình tài năng, chuẩn bị cho Hàn Quốc có những ứng viên giải thưởng Nobel trong 10 năm tới.
Nhìn chung, mô hình tổ chức và quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các quốc gia châu Á nêu trên là phiên bản từ mô hình của các trường đại học Hoa Kỳ, được vận dụng và cải tiến cho phù hợp với đặc thù và thực tế của từng nước. Nét chung nhất của mô hình đó chính là các bước thực hiện quy trình, bao gồm:
- Tạo nguồn: Để có được những tài năng thực sự ở giảng đường đại học, việc tạo nguồn thường được tiến hành ở các trường phổ thông chất lượng cao, phổ thông năng khiếu hoặc các lớp chất lượng cao.
- Phát hiện: Hầu hết các nước đều phát hiện và tuyển chọn sinh viên tài năng dựa trên kết quả học tập bậc phổ thông hoặc qua các kỳ thi quốc gia. Tuy nhiên, cũng có một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc còn thực hiện một số cách tuyển chọn khác (tiến hành phỏng vấn hoặc đăng báo tuyển chọn rộng rãi) để không bỏ sót những sinh viên có năng khiếu, nhưng vì lý do nào đó không đạt kết quả học tập xuất sắc. Cũng có nơi như Nhật Bản, Đài Loan tiến hành điều tra, thu thập thông tin hoặc lập hẳn “ngân hàng” nguồn nhân lực tài năng để tư vấn, phục vụ cho các cơ quan đào tạo, sử dụng. Mặt khác, ở những nước có lãnh thổ rộng lớn như Trung Quốc, Ấn Độ…, việc phát hiện tài năng – nhất là tài năng tiềm ẩn – có nhiều khó khăn, phương thức tiến cử và tự tiến cử cũng được áp dụng. Trung Quốc đã gặt hái nhiều thành công bằng phương thức này (theo thống kê, có khoảng 70% số người được tiến cử và tự tiến cử đạt chất lượng cao như mong muốn).
- Đào tạo, bồi dưỡng: Hầu hết các nước Đông Á đang áp dụng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực tài năng khoa học-công nghệ, tài năng quản lý-kinh doanh của Hoa Kỳ. Phần lớn giáo trình được dùng là các tài liệu nguyên bản tiếng Anh của các trường đại học danh tiếng. Phương pháp đào tạo chủ yếu là tự nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, viết tiểu luận…
Lẽ đương nhiên, để thực hiện hiệu quả chương trình và phương pháp đào tạo tiên tiến, hiện đại như vậy, phải cần những điều kiện tương thích về đội ngũ giảng viên, về tài chính và cơ sở vật chất, về các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công