ĐỔI MỚI QUẢN LÝ: ĐÒN BẨY ĐỂ PHÁP TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 75 - 76)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ: ĐÒN BẨY ĐỂ PHÁP TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Dương Minh Quang1

Tóm tắt

Những năm gần đây, khi giáo dục đại học (GDĐH) nước ta bắt đầu thực hiện tiến trình hội nhập với thế giới thì đồng thời cũng xuất hiện nhiều vấn đề cần được đổi mới nhằm làm cho GDĐH có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội và thời đại. Đổi mới quản lý trong GDĐH được xem như là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Nó được xem như là đòn bẩy để phát triển giáo dục Việt Nam, là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của GDĐH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, bên cạnh những đóng góp, thành tựu mà GDĐH mang lại thì nó cũng đã bộc lộ ra nhiều yếu kém, hạn chế; đặt biệt là công tác quản lí GDĐH còn nhiều bất cập, trì trệ. Việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong GDĐH Việt Nam hiện nay là tất yếu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý GDĐH trong thời gian qua chủ yếu ở ba mặt: sư phạm, quản lý hệ thống giáo dục và tiếp thu, ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phân tích một số vấn đề cần phải được đổi mới trong quản lý GDĐH để từ đó chúng tôi đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong GDĐH Việt Nam hiện nay.

1. Đặt vấn đề

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn. Đặc biệt, GDĐH đã từng bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, cung cấp cho xã hội một nguồn lao động có trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, GDĐH đang đối mặt với những thách thức rất to lớn như chất lượng đào tạo còn thấp, chưa tương xứng và đáp ứng được nhu cầu của kinh tế, xã hội, cách thức quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng chậm thay đổi, còn nhiều điều bất hợp lý, chưa phát huy tối đa được sự sáng tạo của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý và sinh viên.

1

80

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012 và khẳng định rõ: “coi việc đổi mới quản lý GDĐH bao gồm quản lý nhà nước về GDĐH và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của GDĐH, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững”. Thực hiện sự chỉ thị này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình hành động về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012, coi đây là khâu đột phá nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện GDĐH, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khác phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả GDĐH. Vì vậy, đổi mới quản lý GDĐH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một việc vừa mang tầm chiến lược, vừa là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và hiệu quả GDĐH.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay cũng như xác định đâu là vấn đề cần phải đổi mới trong quản lý. Qua đó, chúng tôi đưa ra một vài giải pháp cho vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)