Phan Văn Kha (007), Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB ĐHQG, Hà Nội.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 169 - 171)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

2Phan Văn Kha (007), Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB ĐHQG, Hà Nội.

174

Quản lý tại các cơ sở giáo dục (QLCSGD) là hoạt động quản lý tác nghiệp trong phạm vi nội bộ cơ sở đào tạo và các hoạt động phối hợp giữa cơ sở đào tạo với các đối tác bên ngoài nhà trường. Các đối tượng quản lý cơ bản của các cơ sở giáo dục là quản lý toàn bộ quá trình giáo dục theo các khâu: từ đầu vào (cơ sở vật chất; quản lýtài chính; tuyển sinh; quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên; quản lý học sinh...)- quá trình dạy học (quản lý hoạt động của đội ngũ giáo viên và hoạt động học tập, rèn luyện và nề nếp sinh hoạt của học sinh; quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học...)- đầu ra (kết quả học tập và thi tốt nghiệp, có việc làm của học sinh...).

Tất cả những đối tượng đề cập trên đây đều được quản lý theo bốn chức năng cơ bản: Xây dựng kế hoạch; Thiết kế, xây dựng tổ chức và tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch.

Với cách tiếp cận trên, giáo dục đại học cũng chịu sự chi phối tương ứng. Quản lý Nhà nước về giáo dục đại học (QLNNGDĐH) và quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học (QLCSGDĐH) trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế có sự khác biệt lớn so với các giai đoạn phát triển đã qua, nhất là khi hoạt động giáo dục đang được thương mại hoá dần và được xem như một trong những lĩnh vực đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất của các doanh nghiệp trên khắp các châu lục. Giáo dục đại học ngày càng được xã hội hoá, nhiều cơ sở giáo dục đại học tư thục hoặc của các bộ ngành khác (không phải là cơ quan quản lý giáo dục cao nhất) được thành lập chi phối cơ chế quản lý đặc thù của QLNNGDĐH đối với QLCSGDĐH cũng như nội tại các hoạt động quản lý của QLCSGDĐH và mối quan hệ qua lại của cơ sở giáo dục với các đối tác bên ngoài nhà trường.

Có thể hình dung QLGDĐH qua sơ đồ sau:

QLGDĐH QLNNGDĐH QLCSGDĐH QLNNGDĐH QLCSGDĐH Bộ máy Cơ chế Đội ngũ QTDH Đầu vào Đầu ra Hoạt động GV và hoạt động SV; hoạt động KTĐG KQHT của SV... Quản lý CSVC; tài chính; tuyển sinh; GV, CBQL; SV... Kết quả HT và thi TN, có việc làm của SV... Kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra ĐỐI TÁC

175 Với cách tiếp cận này, có thể thấy được QLNNGDĐH có vai trò vô cùng quan Với cách tiếp cận này, có thể thấy được QLNNGDĐH có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho các hoạt động QLCSGDĐH.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 169 - 171)