- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.
2. Những hạn chế trong quản lý GDĐH trong những năm qua
Bên cạnh những thành tựu mà GDĐH đã đạt được trong những năm qua, vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế và yếu kém trong công tác quản lý. Những yếu kém này xuất phát từ hệ thống giáo dục bị chi phối cùng lúc bởi nhiều loại quy luật như quy luật sư phạm, quy luật quản lý hệ thống, quy luật kinh tế và quy luật xã hội. Các cán bộ quản lý GDĐH không được quy hoạch và đào tạo có hệ thống, để có thể nắm vững các loại quy luật trên, vận dụng sáng tạo trong công tác, do đó yếu kém kéo dài mà không khắc phục được. Hệ thống quản lý GDĐH còn nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên, chưa có cơ chế ”buộc” lãnh đạo cấp trên phải nghe cơ sở, cấp dưới ở mức cần thiết, chưa có cơ chế ”sàng lọc” cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ.Chậm đổi mới về chương trình, phương pháp đào tạo và tổ chức đào tạo. Việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, tổ chức lớp học còn làm theo khuôn mẫu, xơ cứng, thiếu cải tiến, thiếu những chế định cần thiết để đổi mới hoạt động đào tạo.
2.1 Về mặt sư phạm
Đã có quy định các trường phải xây dựng chuẩn năng lực người tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) nhưng phần lớn các trường chưa thực hiện nên chưa có cơ sở đánh giá đúng chất
81 lượng đào tạo, chưa giữ được chuẩn của nhiều yếu tố đầu vào (giáo viên, chương trình, lượng đào tạo, chưa giữ được chuẩn của nhiều yếu tố đầu vào (giáo viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất); chưa xây dựng và ban hành đầy đủ chương trình khung GDĐH, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá lạc hậu chậm thay đổi; thư viện các trường còn nghèo nàn về giáo trình, tài liệu - chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, thậm chí có những môn học không có một giáo trình chính thống; tỷ lệ thời gian thực hành còn ít và chất lượng thực hành của các ngành đào tạo nói chung còn hạn chế; chưa triển khai việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, giảng viên đánh giá cán bộ quản lý.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2009 cho thấy sự phát triển về quy mô đào tạo tăng nhanh, sau 22 năm (năm 1987 đến 2009), tăng 13 lần nhưng số lượng giảng viên chỉ tăng 3 lần, nên năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 sinh viên thì năm 2009 con số này đã là 28. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ cũng tăng không đáng kể, sau 22 năm chỉ tăng 0,07% từ 10,09% năm 1987 lên 10,16% năm 2009. Như vậy, chúng ta cũng có thể thấy được bức tranh chung về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam như thế nào.
2.2 Về mặt quản lý hệ thống giáo dục
Đã có quy định về các điều kiện cần thiết cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh nhưng việc triển khai chưa đồng bộ. Chế tài xử lý đối với các trường không thực hiện đúng cam kết về các điều kiện mở ngành và tuyển sinh chưa đủ mạnh. Hệ thống quản lý chất lượng trong GDĐH chậm được hình thành (năm 2004 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục mới được thành lập); hàng năm chưa có đánh giá thực tế và báo cáo về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống GDĐH, một thời gian dài còn biểu hiện buông lỏng quản lý chất lượng GDĐH. Việc tăng quy mô đào tạo, số trường đại học, cao đẳng trong nhiều năm qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục.
Các trường đại học, cao đẳng vẫn tập trung chủ yếu ở 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 5 thành phố này có 102/150 trường đại học cả nước (chiếm 68%) và có 184/276 trường đại học, cao đẳng cả nước (chiếm 49%). Riêng các trường cao đẳng, 5 thành phố có 82/226 trường (chiếm 36%). Điều này tạo ra sự phát triển không đồng bộ giữa các vùng, miền trong cả nước.
Việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các trường đại học, cao đẳng rất phân tán. Hiện nay, cả nước có 376 trường đại học, cao đẳng, Bộ GD&ĐT quản lý 54 trường (14,4%); các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường (30,8%); UBND các
82
tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường (33,2%); có 81 trường dân lập, tư thục (21,5%). Trong khi Bộ GD&ĐT là cơ quan duy nhất theo luật pháp được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp Bộ, thì việc kiểm tra chấp hành các văn bản đó ở các trường đại học, cao đẳng thuộc các Bộ, ngành khác và do Uỷ ban nhân dân là cơ quan chủ quản còn rất hạn chế, có Bộ còn ra văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT.
Các trường chưa chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân. Việc quy hoạch và đánh giá đội ngũ Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng cũng còn hạn chế, chưa đảm bảo có đội ngũ giảng viên giỏi, có năng lực quản lý, sẵn sàng tham gia lãnh đạo các nhà trường với yêu cầu ngày càng cao.
Các quy định về tài chính chậm được đổi mới, còn nhiều bất hợp lý, hạn chế sự năng động, sáng tạo của các trường.
Quy định về thành lập Hội đồng trường đã được ban hành nhưng cho đến nay đại đa số các trường chưa thực hiện. Các trường đại học, cao đẳng chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo hàng năm cho Bộ GD&ĐT dẫn đến tình trạng Bộ GD&ĐT thiếu cơ sở dữ liệu chính xác về đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của các trường đại học, cao đẳng cả nước.
2.3 Về mặt tiếp thu, ứng dụng công nghệ
Chưa có cơ chế và phương pháp giám sát tính hiện đại của tri thức và công nghệ được giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng. Chưa có cơ chế đánh giá và khuyến khích thỏa đáng, kịp thời các trường giảng dạy và phát triển tri thức, công nghệ mới, cung cấp các giải pháp khoa học công nghệ cho nhu cầu phát triển. Tỷ lệ người biết sử dụng và khai thác các phương tiện, công nghệ hiện đại trong giảng dạy và học tập còn thấp (kể cả giảng viên và sinh viên), nhiều giảng viên đã lạm dụng máy tính như là công cụ thay thế bảng đen và phấn trắng, còn bộc lộ hạn chế trong việc sử dụng internet, email và thiết kế web. Vì vậy, các phương tiện và các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu đã không được khai thác một cách triệt để.
Nhìn chung, chất lượng đào tạo còn thấp, chưa có chuyển biến mạnh mẽ việc quản lí nhà nước về GDĐH còn nhiều bất cập, là nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH hiện nay.
83