Phương pháp giảng dạy và kiểm tr a đánh giá

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 87 - 89)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

ĐỂ ĐƯA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM ĐI LÊN

2.2.3. Phương pháp giảng dạy và kiểm tr a đánh giá

Giảng dạy, nhất là giảng da ̣y đa ̣i ho ̣c không phải là truyền đa ̣t th ật nhiều kiến thức cho người ho ̣c b ằng cách “đọc - chép” mà quan tro ̣ng là da ̣y sinh viên biết cách t ự học, dạy những gì sinh viên cần chứ không phải da ̣y những gì giảng viên có . Phương pháp

92

giảng dạy như vậy sẽ cho ra đời những cử nhân thiếu năng động, không có kiến thức thực tế, không có các kỹ năng mềm cần thiết và tất nhiên không đáp ứng được yêu cầu công việc trong tương lai. Một phương pháp giảng dạy có hiệu quả cần phải hạn chế tối đa viê ̣c chép bài của sinh viên , tăng cường nghe và thảo luâ ̣n , nghĩa là phải tạo sự tương tác giữa giảng viên - sinh viên và sinh viên - sinh viên, được như vâ ̣y sẽ rèn luyê ̣n các kỹ năng diễn đa ̣t, trình bày, phản biện, tranh luâ ̣n, những kỹ năng thâ ̣t sự cần thiết cho sinh viên sau này.

“Thi thế nào - Học thế đó” , nếu đánh giá kết quả học tập của sinh viên chủ yếu dựa trên kết quả của kỳ thi kết thúc học phần và giảng viên vừa dạy, vừa ra đề, vừa chấm bài thì sự đánh giá sẽ không công bằng, khách quan và chính xác năng lực của sinh viên, thậm chí có thể xảy ra tiêu cực.

Một vấn đề tuy nhỏ, nhưng nhạy cảm cũng cần được bàn luận đó là hình thức công bố công khai kết quả học tập của sinh viên từ xưa đến giờ chúng ta vẫn làm. Đối với sinh viên, những người đã có quyền công dân, thì kết quả thi được xem là thông tin cá nhân, do đó việc công khai thông tin cá nhân là do chính chủ thể cá nhân đó quyết định. Bên cạnh đó, việc công khai kết quả thi sẽ làm cho nhưng sinh viên yếu kém cảm thấy xấu hổ, tự ti, mặc cảm với bạn bè. Khi biết mình yếu kém, thì có người sẽ khắc phục phấn đấu để vươn lên, nhưng có người thì chán nản, buông thả, bất cấn, nhất là khi sự yếu kém đó được phơi bày trước bàn dân thiên hạ.

Để giảng dạy có hiệu quả và kiểm tra - đánh giá công bằng, khách quan, chính xác năng lực của sinh viên cần đổi mới, cụ thể:

 Đổi mới phương pháp giảng dạy một cách hiệu quả, thiết thực chứ không phải hô hào, phát động một cách chung chung, phải tạo điều kiện và có chế tài cụ thể. Tạo điều kiện bằng những chủ trương, quy định như: tăng tỷ lệ quy đổi giờ chuẩn khi chuyển từ giờ niên chế sang giờ tín chỉ một cách hợp lý; tổ chức những hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy ở cấp khoa để giảng viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm một cách có hiệu quả. Chế tài bằng cách khảo sát ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, công khai kết quả khảo sát, cho phép sinh viên được chọn giảng viên.

 Cơ sở vâ ̣t chất tối thiểu phải được đáp ứng : hê ̣ thống internet, trang thiết bi ̣ nghe

nhìn hiện đại ở các phòng học, cung cấp cho sinh viên giáo trình/bài giảng của học phần, thư viện phải đáp ứng đầy đủ tài liệu tham khảo.

93

 Tách riêng công tác đào tạo và khảo thí độc lập nhau. Các trường ĐH phải có Phòng/Trung tâm Khảo thí – ĐBCLGD chuyên trách vấn đề kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đề thi từ ngân hàng đề thi của trường. Sử du ̣ng nhiều hình thức kiểm tra đ ánh giá và tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập để đảm bảo đánh giá chính xác năng l ực ho ̣c tâ ̣p của sinh viên . Chấm dứt tình tra ̣ng giảng viên vừa da ̣y , vừa ra đề, vừa chấm thi.

 Không công bố công khai kết quả học tập của sinh viên. Sinh viên sẽ nhận quả học tập của mình qua hộp thư cá nhân.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)