NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC – TIỀN ĐỀ ĐỂ GIẢ

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 100 - 105)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC – TIỀN ĐỀ ĐỂ GIẢ

BÀI TOÁN CHẤT LƯỢNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Nguyễn Kim Hồng1

1. Những khó khăn của đại học Việt Nam

Từ một khảo sát.

Số liệu thống kê về đội ngũ giảng viên trong một trường đại học thuộc hàng “có tiếng” mà chúng tôi trích dẫn dưới đây là một số liệu “sống”. Để tiện cho việc phân tích, chúng tôi xin không trích dẫn nguồn và tên trường đại học này.

Bảng 1: Trình độ giảng viên (theo trình độ và chức danh) Chia theo trình

độ và chức danh TS&TSKH Thạc sỹ Giáo sư Phó GS

Giảng viên chính Tổng số giảng viên Số người 121 306 1 20 165 611 Tỷ lệ (%) 19.80 50.08 0.16 3.27 27.00 100.00

Khi tiến hành viết bài này, tôi đã tìm kiếm thông tin về số người đang theo học tiến sỹ và thạc sỹ của trường này và được biết, hiện có hơn 40 người đang theo học tiến sỹ và khoảng 70 người theo học thạc sỹ (khoảng ¼ số đó học ở nước ngoài) – nghĩa là khoảng gần 20% số cán bộ đang theo học nâng cao trình độ.

Thử làm một phép tính, nếu trong vòng 10 năm nữa khoảng 1/3 số tiến sỹ của trường sẽ nghỉ hưu (tuổi trung bình sau khi làm tiến sỹ của nhóm trên 50 là 40, nhóm 40 đến cận 50 là 35, nhóm dưới 40 là 30) thì số có trình độ tiến sỹ hiện nay còn làm việc sau năm 2020 của trường này là 80 người. Cũng trong khoảng thời gian này, nếu mọi cố gắng được duy trì, thì trường này cũng sẽ có thêm khoảng 70 – 90 tiến sỹ nữa, đưa tổng số cán bộ có trình độ tiến sỹ khoảng 150 đến 170 người, đạt khoảng 23 đến 25% số giảng viên của trường này (dự kiến sau 2020, trường có ít nhất 650 giảng viên). Rõ ràng, với một tỷ lệ khiêm tốn như vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong trường đại học này thật là khó khăn. Không có số liệu để khẳng định, nhưng những gì chúng tôi biết về đại học Việt Nam của chúng ta hiện nay cho thấy, bức tranh đội ngũ của trường này cũng là bức tranh toàn cảnh của giáo dục đại học Việt Nam.

1

105 Vậy, có cách nào để nâng cao chất lượng đội ngũ, và qua đó nâng cao chất lượng Vậy, có cách nào để nâng cao chất lượng đội ngũ, và qua đó nâng cao chất lượng đào tạo (đại học và trên đại học) ở nước ta trong thời gian tới.

Box 1: Thu nhập của giảng viên đại học công lập

Một người tốt nghiệp đại học, được tuyển làm giảng viên có mức thu nhập từ lương (theo thang bậc lương của nhà nước), bậc 1 có hệ số 2,34, nếu kể cả 40% phụ cấp đứng lớp, thu nhập hàng tháng tại thời điểm hiện nay là 2.391.480 đồng/tháng, người có bậc 4 giảng viên (mức lương này chỉ đạt được sau thời gian được tuyển dụng là 10 năm), thu nhập (bao gồm cả lương tăng thêm là 3.403.260 đồng/tháng. Trong trường đại học mà tôi trích dẫn ở trên, người có ngạch bậc lương cao nhất là một GS (chỉ một người) có thời gian công tác hơn 40 năm, thu nhập là 8.176.000 đồng/tháng (xem bảng 2) – khoảng 410 USD.

Thực tế, có những trường công lập trả lương giảng viên cao gấp 2 – 3 lần mức lương được đưa ra trong bảng 2, nhưng số lượng các trường như vậy chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đa phần các trường đại học khác, chỉ có thể trả thêm khoảng 0.5 lần mức qui định trong khung lương. Với mức thu nhập như vậy, các giảng viên đại học suốt đời không thể có một căn hộ riêng, không nói gì đến nhà riêng.

Trên thực tế, có những giảng viên giảng dạy cho các trường ngoài công lập, nhưng thu nhập của họ cũng không cao – chỉ khoảng vài chục triệu/năm và số người tham gia giảng dạy có thu nhập như trên cho các đại học ngoài công lập chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ - ước chừng dưới 10% tổng số giảng viên.

Một giảng viên từ Hoa Kì về lại trường mình (sau khi làm thực tập sinh cao cấp – postdoc), anh đã gặp khó khăn vô cùng khi tìm chỗ cho con học tiểu học. Khi còn ở Hoa Kì, với mức 3.500USD/tháng, giảng viên này có đủ tiền thuê nhà tại New York, đủ tiền để vợ không phải đi làm và đủ tiền để con đi học (lớp 2). Trở lại trường, người giảng viên này có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng (từ lương khoảng 3,5 triệu đồng, từ trường khoảng hơn 1 triệu), anh tâm sự: vợ đang tìm việc làm vì thu nhập của ông tiến sĩ không đủ trang trải cuộc sống của một gia đình.

Bảng 2: Lương giảng viên tính theo ngạch bậc tại thời điểm 2010. Mức lương tối thiểu chung: 730.000 đồng/hệ số

106 Mã Ngạch Bậc Hệ số Mã Ngạch Bậc Hệ số lƣơng Lƣơng ngạch bậc Phụ cấp ƣu đãi ngành 40% Tổng cộng 15.109 1 6.20 4,526,000 1,810,400 6,336,400 15.109 2 6.56 4,788,800 1,915,520 6,704,320 15.109 3 6.92 5,051,600 2,020,640 7,072,240 15.109 4 7.28 5,314,400 2,125,760 7,440,160 15.109 5 7.64 5,577,200 2,230,880 7,808,080 15.109 6 8.00 5,840,000 2,336,000 8,176,000 15.110 1 4.40 3,212,000 1,284,800 4,496,800 15.110 2 4.74 3,460,200 1,384,080 4,844,280 15.110 3 5.08 3,708,400 1,483,360 5,191,760 15.110 4 5.42 3,956,600 1,582,640 5,539,240 15.110 5 5.76 4,204,800 1,681,920 5,886,720 15.110 6 6.10 4,453,000 1,781,200 6,234,200 15.110 7 6.44 4,701,200 1,880,480 6,581,680 15.110 8 6.78 4,949,400 1,979,760 6,929,160 15.111 1 2.34 1,708,200 683,280 2,391,480 15.111 2 2.67 1,949,100 779,640 2,728,740 15.111 3 3.00 2,190,000 876,000 3,066,000 15.111 4 3.33 2,430,900 972,360 3,403,260 15.111 5 3.66 2,671,800 1,068,720 3,740,520 15.111 6 3.99 2,912,700 1,165,080 4,077,780 15.111 7 4.32 3,153,600 1,261,440 4,415,040 15.111 8 4.65 3,394,500 1,357,800 4,752,300 15.111 9 4.98 3,635,400 1,454,160 5,089,560 15.113 1 2.10 1,533,000 613,200 2,146,200 15.113 2 2.41 1,759,300 703,720 2,463,020 15.113 3 2.72 1,985,600 794,240 2,779,840 15.113 4 3.03 2,211,900 884,760 3,096,660 15.113 5 3.34 2,438,200 975,280 3,413,480 15.113 6 3.65 2,664,500 1,065,800 3,730,300 15.113 7 3.96 2,890,800 1,156,320 4,047,120 15.113 8 4.27 3,117,100 1,246,840 4,363,940

107 15.113 9 4.58 3,343,400 1,337,360 4,680,760 15.113 9 4.58 3,343,400 1,337,360 4,680,760

15.113 10 4.89 3,569,700 1,427,880 4,997,580

Giảng dạy đại học – Giảng viên có còn là mơ ƣớc

Trước đây, vào thời kỳ nền kinh tế nước ta chưa mở cửa, giảng viên đại học là ước mơ của bao người vì ít nhất thu nhập của họ thuộc vào nhóm có thu nhập cao, hơn nữa, nghề dạy học, ở vào thời điểm đó được trọng vọng. Từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường – việc lựa chọn giảng đường là nơi làm việc không còn là ưu tiên của các sinh viên giỏi. Ai cũng biết hiện trạng này và nguyên nhân của tình trạng không thể tuyển được người giỏi vào vị trí giảng viên. Tôi đã được nghe không ít lãnh đạo các trường đại học nói về tình trạng tuyển dụng hiện nay và sự lo lắng của họ cho đội ngũ giảng viên đại học trong tương lai nếu chúng ta không có những điều chỉnh thích hợp, trong đó có điều chỉnh về thu nhập.

Đội ngũ giảng dạy đại học – không phải cần là có

“Điều lệ trường Đại học” (mới) được Thủ tướng chính phủ ban hành, trong mục 2 điều 56 ghi rõ “Từ năm học 2014 – 2015, các trường đại học phải áp dụng tiêu chuẩn giảng viên quy định tại khoản 2 Điều 24 của Điều lệ này” (Khoản 2, Điều 24 ghi “Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có những chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ”1). Căn cứ vào những quy định ấy, một giảng viên đại học, tham gia giảng dạy lý thuyết phải có bằng thạc sĩ trở lên, nghĩa là phải mất ít nhất là hai năm rưỡi sau khi tốt nghiệp đại học (đa phần những người được giữ lại trường đại học phải mất ít nhất khoảng 2,5 đến 3 năm để hoàn tất chương trình thạc sĩ) – đó là một thử thách không nhỏ. Các trường đại học khi tuyển giảng viên không có điều kiện về chỗ ở cho giảng viên, trong khi nhà nước cũng không có một chính sách ưu tiên nào cho đối tượng này. Thu nhập của các giảng viên trẻ chỉ đủ dè sẻn các khoản chi tiêu, một phần lớn chi cho tiền thuê nhà và chi phí đi lại (khoảng gần ½ thu nhập của giảng viên bậc 1). Họ vô cùng khó khăn trong cuộc sống, các trường lại “không đào đâu” ra khoản kinh phí hỗ trợ giảng viên trẻ cho các mục thuê nhà ở và

1

Điều lệ Trường đại học (Ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 0 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ).

108

trợ cấp đi lại. Đó cũng là một khó khăn rất lớn đối với đội ngũ trí thức trẻ dám dấn thân ở lại các đại học, làm giảng viên.

Các trƣờng đại học công lập với những khó khăn trong việc tạo điều kiện làm việc cho các giảng viên

Cách đây hơn một tuần, một đồng nghiệp ở Hà Nội có gọi điện hỏi trường chúng tôi có bao nhiêu giáo sư và phó giáo sư? Các giáo sư có chỗ làm việc tại trường không? Tôi trả lời với anh rằng, trường sư phạm trọng điểm chúng tôi chưa có nhà làm việc cho giáo sư, phó giáo sư1. Vấn đề chỗ làm việc cho giảng viên là điều vô cùng cần thiết, nhất là trong điều kiện các đại học đã đồng loạt tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Giảng viên – cố vấn học tập sẽ gặp gỡ sinh viên ở đâu trong khi hàng năm họ phải tiếp sinh viên mà họ được giao làm nhiệm vụ cố vấn ít nhất là vài giờ/sinh viên.

Thiếu cơ sở vật chất và thiết bị thí nghiệm

Có một thực tế là nhiều trường đại học đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. Triển khai học chế tín chỉ, các trường cần các phòng học nhỏ để sinh viên tự học nhiều hơn lúc còn đào tạo theo niên chế. Thiết bị và phương tiện dạy học (internet, máy tính, overhaed, projector…) cũng cần được trang bị nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp.

Tình trạng lạc hậu về thiết bị trong trường đại học cũng gây những khó khăn không nhỏ cho công tác giảng dạy và nhất là nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Nếu không trang bị được các thiết bị tiên tiến phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học thì hiệu quả của công tác giảng dạy sẽ không cao, chất lượng đào tạo cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Thiếu kinh phí cho nghiên cứu khoa học

Nhìn vào kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm của nhiều trường đại học nước ta hiện nay thì có thể nói không thể đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các trường đại học. Muốn nghiên cứu khoa học, cần phải có kinh phí, nhưng ở nhiều trường đại học, kinh phí nghiên cứu khoa học chỉ chiếm khoảng 2% tổng chi thường xuyên và chỉ chiếm khoảng 1/15 quỹ lương của trường đại học. Với nguồn kinh phí eo hẹp như thế, lãnh đạo nhiều trường gặp vô cùng khó khăn khi phân bổ kinh phí cho các chủ nhiệm đề tài. Tình trạng “chua bình quân” kinh phí nghiên cứu khoa học đã trở thành phổ biến. Thật khó có

1 Chúng tôi được Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện cho việc xây dựng nhà làm việc cho giáo sư, phó giáo sư, nhưng cho đến nay, vì những lý do nhất định (nằm ngoài điều kiện của trường) chúng tôi vẫn chưa thể khởi công nhưng cho đến nay, vì những lý do nhất định (nằm ngoài điều kiện của trường) chúng tôi vẫn chưa thể khởi công công trình nhà ở cho giáo sư, phó giáo sư.

109 được chất lượng của các công trình nghiên cứu nếu vẫn được cấp kinh phí một cách ít ỏi được chất lượng của các công trình nghiên cứu nếu vẫn được cấp kinh phí một cách ít ỏi như vậy.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 100 - 105)