QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 115 - 119)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Nguyễn Thạc San1

1. Chất lƣợng tự học của sinh viên phản ánh chất lƣợng của phƣơng pháp dạy học

và là chất lƣợng của Chuẩn đầu ra

1.1 Chất lượng tự học của sinh viên phản ánh chất lượng của phương pháp dạy học

Bản chất của việc học là tiếp nhận, “tiêu hóa” kiến thức, biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của mình, hình thành được kĩ năng, kĩ xảo, những phẩm chất và thái độ theo yêu cầu của Chuẩn đầu raMục tiêu đào tạo, từ đó đóng góp hữu ích cho cộng đồng và xã hội. Nói cách khác, bản chất của việc học là sự “tự vươn mình” của từng chủ thể để thấu đạt được những giá trị đích thực của việc học cho chính chủ thể đó. Không ai “làm thay” được việc học của từng cá nhân. Xã hội, nhà trường, nhà sư phạm, đồng nghiệp và bạn bè chỉ hướng dẫn, trợ giúp cho sự tự vươn mình của từng con người. Như thế, việc học nói chung và việc đi học ở nhà trường nói riêng thực chất là việc tự học.

Vậy nhà trường đóng vai trò gì trong việc học của học sinh-sinh viên (HS-SV)? Đóng vai trò quan trọng nếu như nhà trường chỉ dạy kiến thức, và đóng vai trò quyết định cho sự “tự vươn mình” của HS-SV nếu nhà trường dạy họ biết tự học. Một sứ mệnh cao cả của nhà trường là đánh thức được tiềm năng của học trò để họ có nhu cầu tự học và biết tự học. Một tiêu chuẩn quan trọng của mọi phương thức đào tạo và mọi phương pháp dạy học là phải dạy sao cho học trò thích tự học và có khả năng tự học. Dù biết rằng, cuối cùng, việc học và chất lượng học của từng cá thể HS-SV do chính HS-SV ấy quyết định, nhưng vai trò của nhà trường chính là ở chỗ sẽ tổ chức đào tạo và dạy như thế nào để CHUYỂN được học trò từ mốc giá trị này đến mốc giá trị kia, tiến bộ hơn, từ chỗ chán học đến chỗ thích học, từ chỗ chưa biết cách tự học đến chỗ biết cách tự học… Vì sao sinh viên có “đầu vào” tương tự nhau, nhưng khi được đào tạo tại các trường khác nhau trong cùng một chế độ xã hội, một không gian giáo dục, lại có chất lượng khác nhau? Vì cách tổ chức đào tạo và cách dạy của những trường này khác nhau. Nói

1

120

như thế để thấy vai trò quyết định của nhà trường, vai trò quyết định của CÁCH DẠY trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, dù biết rằng, cuối cùng, chất lượng học của từng cá thể vẫn do cá thể ấy quyết định. Trên thực tế, nhà trường có thể không CHUYỂN được một học trò lười thành một học trò chăm, nhưng sứ mệnh của nhà trường là luôn tìm ra cách dạy để đạt được điều ấy cho mọi học trò. Cũng có thể, trên thực tế, nhà trường không CHUYỂN được một SV không có ý thức tự học và không biết cách tự học thành một SV say mê học tập, nhưng trách nhiệm của nhà trường là luôn tìm ra cách dạy để đạt được điều ấy cho mọi SV.

Như thế, chất lượng đào tạo của SV được quyết định bởi CÁCH ĐÀO TẠO của nhà trường và chất lượng tự học của SV được quyết định bởi CÁCH DẠY của giảng viên. Nói cách khác, chất lượng tự học của SV phản ánh chất lượng của phương pháp dạy học. Vấn đề đặt ra là: phải tổ chức đào tạo ra sao, phải dạy như thế nào, (nhất là trong đào tạo theo học chế tín chỉ) để SV có nhu cầu tự học, biết tự học và có chất lượng tự học cao, vì lẽ rằng: chỉ khi nào SV có nhu cầu tự học, biết tự học, đạt được hiệu quả tự học, thì khi ấy, việc học mới đi vào thực chất và việc dạy học theo học chế tín chỉ mới thành công.

1.2Chất lượng tự học của sinh viên chính là chất lượng của chuẩn đầu ra.

Khả năng tự học của SV không chỉ là một yếu tố cần thiết để đạt được Chuẩn đầu ra, mà chính khả năng tự học này trở thành một thành tố của Chuẩn đầu ra, trở thành một yêu cầu của Mục tiêu đào tạo. Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về Mục tiêu của giáo dục đại học, nhưng dù diễn đạt thế nào thì một yêu cầu của Mục tiêu đó phải là đào tạo ra những trí thức có khả năng tự học, tự nghiên cứu suốt đời, để rồi không chỉ vận dụng vốn kiến thức đã có, mà còn biết tự làm giàu thêm cho mình vốn kiến thức mới từ trong kho tàng tri thức luôn vận động và phát triển, luôn “khác trước” của nhân loại, để có bản lĩnh phản biện khoa học, cùng với cộng đồng khoa học, tìm ra những “chân lí tương đối” mới, tiếp cận dần đến “chân lí tuyệt đối” (chữ của Lê-nin), chứ không phải đào tạo ra những trí thức thụ động, coi chân lí khoa học đã ổn định, để rồi không theo kịp với sự vận động liên tục của vật chất, của ý thức, của thế giới khách quan, trở thành giáo điều, cứng nhắc.

Như thế, khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV không những là yếu tố “cần” trong lúc đang theo học ở nhà trường, mà trở thành một thành tố của Mục tiêu đào tạo, của Chuẩn đầu ra sau khi đã tốt nghiệp, rời ghế nhà trường, bước vào cuộc sống xã hội,

121 cuộc sống nghề nghiệp đang diễn ra hết sức sinh động như “cây đời mãi mãi xanh tươi” cuộc sống nghề nghiệp đang diễn ra hết sức sinh động như “cây đời mãi mãi xanh tươi” (Gớt-tơ)

2. Thực trạng chất lƣợng tự học của SV (CLTHCSV)-tiềm năng và hiện thực

Chất lượng tự học của SV quan trọng như thế, nhưng thực trạng hiện nay như thế nào? Đã có một vài công trình nghiên cứu đề tài này mà người viết chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ, nhưng xin trích một vài nhận định nói về hiện thực và tiềm năng của chất lượng tự học của SV.

Theo Dantri online ngày 29/8/2008, tác giảBH cho biết hiện tượng SV chán học, vùi mình vào game và các tiêu cực khác không hiếm: “Cờ bạc, lô đề không phải là hiện tượng mới lạ gì trong giới SV. Chỉ cần lượn một vòng quanh các trường có nhiều nam SV như Đại học…, Đại học…, Đại học… là có thể thấy ngay dịch vụ lô đề trá hình dưới các quầy bán xổ số mọc lên như nấm”. TS Vũ Thị Phương Anh cho biết: “Bình quân, số giờ học tại nhà của SV cho mỗi môn học chưa đến 3h/tuần. Trong đó, có đến 51.2% số SV tự khai có thời gian học tại nhà từ 2h trở xuống; 39.3% học từ 1-2h/tuần; 11.9% tự học dưới một giờ/tuần” (theo Vietnamnet ngày 2/11/2005). Tác giả Nguyễn Hoàng Hạnh, trên Vietnamnet ngày 19/11/2008 đã có bài phỏng vấn một vài thầy cô giáo dạy đại học nói về việc tự học của SV. Theo đó, cô Nguyễn Thu Giang cho biết: “SV thời nay thiếu cảm hứng. Lỗi không phải tại SV, mà có lẽ vì không gian đại học của chúng ta chưa truyền được cảm hứng. Cứ thêm một năm học, dường như các bạn SV lại thêm phần thụ động hơn, thậm chí kém hơn cả khi họ học hết lớp 12. Khi tốt nghiệp phổ thông, có thể họ chưa rèn được thói quen làm việc độc lập, nhưng ít nhất, trong họ còn mơ ước và cảm hứng.”. Thầy Ngô Đăng Thành nói: “Tuy nhiên, SV vẫn giữ thói quen học thụ động như hồi học phổ thông. Các bạn thường không đọc trước bài ở nhà, cũng không thảo luận, phát biểu nhiều trước lớp. Cũng có thể, có nhiều bạn chưa tâm huyết với việc học, học đại học chỉ để lấy tấm bằng”. Cô Đỗ Bích Hợp tường thuật: “Bản thân SV giờ không muốn học. Có lần, khi tôi đang trên đường lên lớp, SV đi đằng sau nói với nhau: Lạy trời, hôm nay cô giáo ốm để đỡ phải học!”. SV ngày càng không chú tâm nhiều vào học hành, học theo kiểu đối phó, chỉ để thi lấy điểm, học chỉ để lấy bằng. Họ học ào ào, đại khái, không sâu, không kĩ, không quan tâm tới tư duy, kĩ năng chuyên môn sau này làm việc. Những người thực sự học để lấy kiến thức mai sau đi làm chỉ chiếm 10%”.

Nguyên nhân của thực trạng nói trên đã được chính quý thầy cô cắt nghĩa: “Bản thân SV đâu tha thiết với việc học tập? Cho nên, giảng viên khi đứng lớp cũng thấy

122

chán. Họ coi việc đi dạy là nghĩa vụ, lên lớp giảng hết bài là xong việc. Họ không còn đam mê truyền đạt kiến thức nữa” (Cô Đỗ Bích Hợp). “Khi còn học phổ thông, họ nghĩ học đại học là một điều gì ghê gớm, to tát lắm. Vào học rồi, họ không thấy có gì khác biệt so với hồi phổ thông nên cảm thấy hẫng. Mặt khác, đại học là tự học, nhưng SV không nhiều người tự học. Họ chơi nhiều hơn nên thấy học chán hơn” (Thầy Ngô Đăng Thành). “…Khi được học lí thuyết, các bạn luôn thấy khó khăn và không muốn học. Điều này có thể do cách truyền đạt chăng? Còn khi học thực hành, vì không có nền tảng lí thuyết nên sự học chỉ dừng lại ở việc áp dụng và bắt chước một cách máy móc. Cái vòng luẩn quẩn ấy khiến SV càng về sau, càng mong ngóng học thật nhanh để chóng được lấy bằng cho “xong một việc ở đời” (Cô Nguyễn Thu Giang). Và phải chăng, nguyên nhân của nhiều nguyên nhân đã được cô Nguyễn Thu Giang mạnh dạn trần tình thẳng thắn: “Chương trình đại học không bó buộc sự sáng tạo của giảng viên. Tuy nhiên, nếu đầu tư cho bài giảng thì giảng viên sẽ… chết đói hoặc đói cho đến chết. Không phải cứ giành 3 tiết đọc sách thì sẽ giảng được ba tiết trên lớp đàng hoàng. Sách vở, kiến thức cần được tiêu thụ, tích lũy, được kết nối với kiến thức đã có, được loại thải và làm mới liên tục. Với mức lương 1.8 triệu đồng/tháng như của tôi hiện nay, hay kể cả gấp vài lần như vậy, chúng tôi không thể đầu tư cho quá trình đó”.

Đó là những nhận định của người dạy, còn về phía ngưới học thì sao? Trao đổi sau khi đọc bài phỏng vấn của tác giả Nguyễn Hoàng Hạnh nói trên, ngoài một vài ý kiến có phần cực đoan, hoặc là “đổ lỗi” cho thầy, hoặc là “tiên trách kỷ”, tự trách mình, bạn Bùi Thị Khuyên (buiminhkhuyen@yahoo.com), ngày 18/4/2009 viết: “Thật là bất công khi mà đổ lỗi về một phía như vậy. Theo em, cả hai bên đều có lỗi. Nếu như giáo viên giảng bài một cách hài hước thì chúng em cũng chẳng bao giờ ngủ trong giờ học. Nếu như thầy cô mở rộng bài giảng hơn thì bài giảng đã thú vị hơn rất nhiều rồi. Nếu thầy cô chỉ giảng trong giáo trình, thì bọn em tự đọc trong giáo trình còn hơn. Và một phần giờ đây là đề thi mang tính học thuộc. Ai đời là SV rồi mà hàng ngày vẫn mang quyển sách ra học thuộc như con vẹt”. Bạn Nguyễn Thị Phượng

(linhdongphuong@yahoo.com.vn) viết: “Theo em, lớp học buồn chán một phần là do SV, cũng một phần là ở giảng viên. Một số giảng viên vào lớp dạy một lèo từ đầu đến cuối sao cho hết nội dung cần giảng dạy của buổi học, họ không có óc khôi hài trong quá trình giảng dạy. Còn SV học một cách chán chường, đi học trễ, xin thầy về sớm, ngủ gật trong lớp học, không có định hướng cho bản thân để phấn đấu học tập… Theo em, lỗi là do SV là phần lớn, vì ta học đại học, chứ không phải học phổ thông mà phụ thuộc nhiều vào thầy cô, chúng ta phải tự học là chính, như vậy, chúng ta mới thực sự trưởng thành,

123 còn thầy cô chỉ cần dạy chúng ta phương pháp đọc sách hiệu quả, hay trả lời những thắc còn thầy cô chỉ cần dạy chúng ta phương pháp đọc sách hiệu quả, hay trả lời những thắc mắc của chúng ta trong bài học”

Những trích dẫn trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan cá nhân từ một bài báo và trao đổi xung quanh một bài báo, không có giá trị như một luận điểm khoa học, nhưng ít nhiều phản ánh một thực trạng: Cách dạy của thầy để trò có nhu cầu và khả năng tự học, cũng như hiện trạng về nhu cầu và khả năng tự học của trò là những vấn đề cần bàn bạc nghiêm túc, khả dĩ nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học Việt Nam.

Hiện trạng thì như vậy, nhưng tiềm năng tự học của học trò nói chung và của SV Việt Nam thì sao? Tôi-người viết bài này có một niềm tin mãnh liệt vào tiềm năng tự học to lớn của HS-SV Việt Nam-tiềm năng của gen di truyền “Con rồng cháu Lạc”, tiềm năng của lịch sử văn hóa dân tộc Việt trường tồn đến mấy nghìn năm. Vấn đề là LÀM CÁCH NÀO để từng bước, biến tiềm năng đó thành hiện thực. Đó là vấn đề lớn lao, là bài toán đặt ra cho toàn xã hội, cho từng trường và cho từng thầy cô giáo. Vấn đề đó là:

Phải tổ chức đào tạo và dạy như thế nào để SVcó nhu cầu tự học, có khả năng tự học, tức là vấn đề đó được đặt ra từ phía nhà trường, từ phía người dạy. Sau đây, xin nêu vài nhóm giải pháp góp phần giải quyết vấn đề đó: Quản trị chất lượng tự học của SV.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 115 - 119)