Bài toán về hoạt động Đoàn, Hội trong đào tạo theo tín chỉ

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 157 - 162)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

1. Bài toán về hoạt động Đoàn, Hội trong đào tạo theo tín chỉ

Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong các nhà trường luôn đóng vai trò đầu tàu, hạt nhân trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, nhân cách và ý thức cho sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên theo đào tạo tín chỉ vì đây là hệ thống đào tạo giúp cho sinh viên học tập và rèn luyện tự giác nhằm phát huy cao độ năng lực của bản thân. Trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ, các hoạt động của Đoàn, Hội gặp những thách thức lớn như:

1

162

- Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên vốn được tổ chức theo mô thức không gian là lớp học truyền thống nay đã bị xáo trộn vì sự thay đổi về số lượng sinh viên qua các môn học khác nhau dẫn đến việc trao đổi thông tin giữa các chi đoàn, Đoàn cơ sở không thông suốt, dẫn đến việc sắp xếp thời gian và thống nhất các nội dung hoạt động, việc quản lý đoàn viên, đặc biệt là triển khai các chương trình rèn luyện đoàn viên rất khó khăn.

- Do sinh viên chủ động đăng ký học vượt để được ra trường sớm nên học kỳ hè được tổ chức ở nhiều trường. Trong khi đó, một số chương trình lớn của Đoàn, Hội cũng được tổ chức trong dịp này, tiêu biểu là chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh gây nên những khó khăn không nhỏ khi tập hợp đoàn viên - sinh viên.

- Ngay trong năm học, sinh viên thường phải “chạy đua” với lịch học và lịch thi dẫn đến tâm lý ngại sinh hoạt đoàn hay tỏ ra thờ ơ, không quan tâm tới tổ chức Đoàn, Hội nên chất lượng và hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, lịch học lệch nhau giữa các lớp, các khóa cũng khiến cho việc bố trí lịch sinh hoạt chi đoàn trở nên nan giải.

- Sinh viên học tín chỉ không có thời gian sinh hoạt, học tập với nhau nhiều do phải thường xuyên thay đổi lớp học, buổi học nên mối quan hệ giữa các đoàn viên trong chi đoàn không thật sự gần gũi, thân thiết như trước đây, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần hợp tác, gắn kết trong hoạt động Đoàn - Hội.

2. Một số đề xuất về hƣớng đi trong hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh

viên đóng góp vào công tác quản lý giáo dục sinh viên

Việc tổ chức quản lý giáo dục sinh viên trong điều kiện đào tạo tín chỉ là hết sức quan trọng và cần thiết. Điều này đặt ra nhiệm vụ của các nhà trường là tạo ra và giữ vững môi trường học tập, rèn luyện tích cực, lành mạnh, hiệu quả để tôi rèn các thế hệ sinh viên trở thành những công dân có ích cho xã hội, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội quân tiên phong đảm đương nhiệm vụ ấy chính là tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên ở các trường.

Từ thực tế trên, thiết nghĩ việc chuyển hướng mạnh mẽ, đồng bộ công tác Đoàn, Hội ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay là một yêu cầu khách quan, cần kíp. Dưới đây là một số đề xuất:

163

Một là, Đoàn trường phối hợp với các Phòng, Khoa thực hiện tốt công tác tổ chức, hướng dẫn tân sinh viên ngay từ đầu thông qua việc cung cấp thông tin và chương trình hoạt động của Đoàn, Hội trong năm học để sinh viên nắm bắt và có thể chủ động tham gia.

Khâu đầu tiên cần được giải quyết trong cách thức tổ chức, quản lý của Đoàn, Hội chính là thông tin. Thông tin được giới thiệu một cách sinh động, không cầu kỳ nhưng phải có sức thu hút cao. Đoàn trường cần huy động đội ngũ cán bộ đoàn và cộng tác viên ở các khoa tham gia, đồng thời tận dụng tất cả các phương tiện, công cụ sẵn có như: tờ bướm, pano, áp phích, bảng thông tin tại văn phòng đoàn… để “tự tiếp thị” có hiệu quả nhất về các tổ chức của thanh niên – sinh viên trong trường học.

Ngoài ra, Đoàn trường cần chủ động đề xuất với nhà trường tổ chức các buổi đối thoại giữa tân sinh viên với Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên ngay trong thời gian học chính trị đầu khóa để kịp thời nắm bắt các tâm tư, nguyện vọng của sinh viên mới vào trường và có điều kiện để “thắp lửa” cho các phong trào ngay từ đầu.

Hai là, tiếp tục duy trì và không ngừng nâng cao vai trò của tổ chức Chi đoàn. Đối với đào tạo tín chỉ, tổ chức chi đoàn được thành lập theo lớp được biên chế quản lý chứ không theo lớp môn học. Nhưng không phải vì thế mà xem thường hoặc vô hiệu hóa tổ chức Chi đoàn, bởi lẽ đây là tổ chức gần với sinh viên nhất do đó có điều kiện theo dõi, quản lý sinh viên sâu sát hơn. Vấn đề đặt ra hiện nay chính là nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ Ban chấp hành các Chi đoàn.

Thực tế, với cách tổ chức Chi đoàn mới, các Chi đoàn phải đảm đương những nhiệm vụ nặng nề hơn rất nhiều so với trước, đòi hỏi Ban Chấp hành Chi đoàn cần phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và nỗ lực cao trong việc phổ biến thông tin, đôn đốc các công tác… đến từng nhóm học tập, từng đoàn viên. Để làm tốt điều này, Đoàn trường cũng cần xây dựng cơ chế thông tin nhanh chóng, kịp thời và có sự chỉ đạo thường xuyên, hiệu quả để thúc đẩy hoạt động của các Chi đoàn ngày càng đi vào chiều sâu.

Ba là, để giải quyết khó khăn trong việc tập hợp đoàn viên tham gia các hoạt động, Đoàn, Hội cần khai thác triệt để các ứng dụng tích cực từ mạng internet.

Internet ngày nay đã trở thành công cụ vô cùng phổ biến, đối với sinh viên ở các trường đào tạo tín chỉ, việc đăng ký môn học, theo dõi danh sách lớp học, điểm thi…

164

chủ yếu được diễn ra trên mạng điện tử, trong đó, trang web của các trường thường là địa chỉ truy cập thường xuyên của sinh viên. Hiện nay, ở nhiều Đoàn trường ở các trường Đại học, Cao đẳng đã có trang web riêng hoặc mở cổng thông tin tại giao diện của trang web chung của trường song nhìn chung chưa nhiều Đoàn trường thiết kế hiệu quả các mô hình nhóm học tập, nhóm thảo luận, các diễn đàn sinh viên, các loại hình câu lạc bộ... Thiết nghĩ, vấn đề này cần được đặt ra như một phương thức tập hợp đoàn viên - sinh viên dựa trên tính tự chủ của họ.

Bốn là, chi đoàn cán bộ, giáo viên trong nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý giáo dục sinh viên.

Chi đoàn cán bộ, giáo viên trực thuộc đoàn trường. Lợi thế của Chi đoàn này chính là tập hợp được đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, năng động, giàu nhiệt huyết, đặc biệt nhiều giáo viên trẻ lại được phân công chủ nhiệm lớp nên có nhiều điều kiện cùng Đoàn trường nắm bắt tình hình của sinh viên trong học tập, rèn luyện và hoạt động đoàn thể.

Đoàn trường cần có kế hoạch cụ thể trong việc phát huy vai trò của Chi đoàn này để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn - Hội trong trường học như:

+ Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt các Chi đoàn gắn liền với việc họp lớp do giáo viên chủ nhiệm phụ trách, vừa không tốn nhiều thì giờ, lại tập hợp được đông đủ đoàn viên - sinh viên

+ Tập hợp đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao làm cố vấn cho các câu lạc bộ học thuật hoặc theo dõi quá trình phấn đấu và trưởng thành của sinh viên cũng như các đối tượng Đảng thông qua các nhóm học tập tại lớp học. Trên cơ sở đó Đoàn trường mới có những thông tin xác thực để làm tốt công tác phát triển Đoàn, phát triển Đảng trong sinh viên.

Năm là, đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng các hình thức hoạt động của Đoàn, Hội thông qua các phong trào thiết thực, các câu lạc bộ, đội, nhóm về học thuật, về kỹ năng sống…

Suy cho cùng, để có sức thu hút và tập hợp đông đảo sinh viên trong công tác Đoàn - Hội, vấn đề cốt lõi không phải ở công tác thông tin, tuyên truyền mà là ở sức thuyết phục thực sự của các phong trào, các chương trình hoạt động. Bởi lẽ, sinh viên ngày nay có tính năng động, tự chủ rất cao nên họ chỉ đến Đoàn – Hội khi họ nhận thấy đây là người bạn thân thiết, là môi trường giúp họ phấn đấu và trưởng thành. Sự năng

165 động, hiệu quả, hấp dẫn của hệ thống các câu lạc bộ, đội, nhóm không chỉ nhằm mục động, hiệu quả, hấp dẫn của hệ thống các câu lạc bộ, đội, nhóm không chỉ nhằm mục đích thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà còn phải được xem là yếu tố vô cùng quan trọng trong phương thức đánh giá, phân loại Đoàn viên.

Trên đây là một vài ý kiến cá nhân về vấn đề quản lý giáo dục sinh viên nhìn dưới góc độ tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên ở các nhà trường với mong muốn gợi mở những hướng đi và cách làm mới. Rất mong nhận được sự chia sẻ của quí vị!

166

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 157 - 162)