167 Tất cả những nhiệm vụ nặng nề của nhà trường chỉ có thể thực hiện tốt nếu có sự

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 163 - 165)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

167 Tất cả những nhiệm vụ nặng nề của nhà trường chỉ có thể thực hiện tốt nếu có sự

TRONG VIỆC QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

167 Tất cả những nhiệm vụ nặng nề của nhà trường chỉ có thể thực hiện tốt nếu có sự

Tất cả những nhiệm vụ nặng nề của nhà trường chỉ có thể thực hiện tốt nếu có sự tham gia của đội ngũ giảng viên. Từ yếu tố quan trọng này, người lãnh đạo nhà trường cần phải xây dựng một quy trình, những điều kiện khả thi để giảng viên tham gia vào công việc quản lý, việc tham gia quản lý nhà trường đại học của giảng viên đòi hỏi tầm ảnh hưởng của họ phải được thể hiện một cách có hiệu quả đối với đồng nghiệp, cán bộ hành chính, sinh viên, các phương tiện quản lý, những hình thức vận dụng quyền lực, chính là con đường thể hiện tầm ảnh hưởng đó được thực hiện.

Những cơ sở quan yếu giúp cho giảng viên tham gia quản lý nhà trường là những vấn đề sau đây:

1. Những quyền hạn cụ thể do Hiệu trưởng quy định cho đội ngũ giảng viên phải trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện như các lĩnh vực về: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giáo dục sinh viên, thực tập, thực tế, nghiên cứu khoa học trong sinh viên, mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn lực được đào tạo, việc đảm bảo chất lượng trong đào tạo và đáp ứng nhu cầu cao của xã hội.

2. Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao về nhận thức về vai trò, vị trí của người giảng viên trong sự nghiệp cách mạng hiện tại và tương lai của nhà trường, của đất nước, người giảng viên phải luôn chú ý đến trong mọi hoạt động của bản thân mình.

3. Có sự nhất trí cao đối với nhà trường về mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường trong một thời gian gần và tiến tới một thời gian xa hơn để hoàn thành và phát huy nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

4. Xác định việc tham gia quản lý nhà trường đại học vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, hai vấn đề trên đây luôn gắn bó với nhau vừa nuôi dưỡng nguồn lực vừa tạo sức mạnh cho nguồn lực để vươn tới thực hiện có hiệu quả việc quản lý nhà trường toàn diện và vững chắc hơn trong quá trình xây dựng, phát triển nhà trường.

5. Tạo những điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính giúp cho công tác quản lý của giảng viên đạt hiệu quả khả thi đặc biệt trong quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học, những yêu cầu về trang thiết bị các phòng thí nghiệm, các trạm trại, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng, những máy móc chuyên dùng trong giảng dạy phải được trang bị đồng bộ, hiện đại không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn là tiền đề, điều

168

kiện để giảng viên nghiên cứu – phát triển trong việc kết hợp giữa giảng dạy với nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

6. Xây dựng và ban hành đầy đủ các quy chế, quy định trong công tác quản lý nhà trường làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của giảng viên và các tổ chức và cá nhân khác trong nhà trường triển khai nhiệm vụ quản lý có hiệu quả. Từ cấp trường đến cấp khoa – phòng ban, tổ bộ môn cũng có những quy định về những vấn đề thuộc công tác quản lý cụ thể cho đơn vị mình làm cho mọi người đều nhận thức được công tác quản lý là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người, không đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

7. Xây dựng kế hoạch, nội dung trong quan hệ công tác giữa các đơn vị trong trường để có sự liên kết, chịu trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch chung của trường và thực hiện kế hoạch của từng đơn vị và cùng xác định trách nhiệm quản lý chung của đội ngũ giảng viên với các đơn vị phòng ban trong nhà trường trên tinh thần hợp tác, đoàn kết giữa bộ phận giảng dạy và bộ phận phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học – không diễn ra tình trạng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau nhưng không có tình trạng thờ ơ, đứng ngoài nhìn sự việc của đơn vị khác mà không thấy trách nhiệm của đơn vị mình, của cá nhân mình.

8. Cần xác định những điều kiện để đội ngũ giảng viên tham gia quản lý nhà trường Đại học, đó là toàn bộ giảng viên đang làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đang hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tại các phòng thí nghiệm, ở các trung tâm của trường đều có quyền tham gia quản lý nhà trường ở từng mức độ khác nhau, không có việc phân biệt trong nghĩa vụ giảng viên đối với quản lý nhà trường và được xác định trong nghĩa vụ của mỗi giảng viên, trong từng cương vị được giao của mỗi người là giảng viên, tổ trưởng bộ môn, giảng viên tham gia lãnh đạo khoa và các phần công việc khác do trường phân công đều thực hiện quyền tham gia quản lý nhà trường.

9. Việc tổ chức, quản lý, kiểm tra đánh giá của lãnh đạo nhà trường đối với công tác tham gia quản lý nhà trường của giảng viên theo từng năm, từng học kỳ trên những vấn đề mà giảng viên có thể tham gia quản lý thuộc các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học quản lý sinh viên, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ làm đề tài luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp, sự quản lý điều hành của Ban Giám hiệu, của các phòng ban, các trung tâm của trường Đại học theo các tiêu chí đánh giá của Bộ hoặc của trường xây dựng nên.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 163 - 165)