Sự cần thiết xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng ở trƣờng đại học

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 61 - 62)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

2. Sự cần thiết xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng ở trƣờng đại học

Trước hết, áp dụng quản lý chất lượng là quản lý theo chuẩn. Đối với giáo dục đại học Việt Nam điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi lẽ đến nay nhiều trường đại học chưa công bố chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo hoặc các chuẩn mực đó chưa đáp ứng được các chỉ số cơ bản chuẩn đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy hầu hết các trường đại học nhìn nhận khá mơ hồ về chất lượng đào tạo của đơn vị. Bên cạnh đó, sinh viên không có cơ sở đối sánh để biết được năng lực của bản thân sau khi hoàn thành khóa học/môn học. Điều này đòi hỏi các trường đại học cần công bố chuẩn đầu ra của sản phẩm/chương trình đào tạo của nhà trường.

Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, các chuẩn chương trình đào tạo được các trường đại học xây dựng bên cạnh việc dựa trên sứ mạng, mục tiêu của nhà trường và của ngành học, cần lưu ý đến nhu cầu của xã hội và tiến dần đạt chuẩn mực của khu vực và thế giới. Hơn thế nữa, quản lý theo chuẩn sẽ khắc phục được hạn chế cố hữu của mô hình quản lý hành chính theo chế độ chỉ huy, bao cấp.

Việc thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng có thể giảm những một số hoạt động kiểm soát chất lượng như thanh tra, theo dõi… bởi vì hệ thống quản lý chất lượng đã làm giảm hay ngăn ngừa được những nguyên nhân của sự tạo ra các lỗi, hay thiếu xót

66

trong các quá trình. Đồng thời nó bảo đảm và tạo dựng lòng tin với cộng đồng về tình trạng “không mắc lỗi” của sản phẩm quá trình đào tạo.

Từ trước đến nay, chất lượng đào tạo và vấn đề đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo luôn được các trường đại học quan tâm hàng đầu. Điều này thể hiện rõ rệt thông qua việc tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu đào tạo, sự phân công công việc và vận hành của các khoa, bộ phận chức năng trong Nhà trường. Hơn thế nữa, chất lượng đào tạo và công tác đảm bảo chất lượng luôn được đề cập trong các Nghị quyết của Đảng ủy, phương hướng, kế hoạch công tác. Có thể nói, tất cả các trường đại học đều quan tâm đến chất lượng đào tạo và vấn đề đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo của đơn vị.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc, đảm bảo và nâng cao chất lượng chưa được thực hiện đồng bộ ở các đơn vị, chưa trở thành nền “văn hoá chất lượng” của Nhà trường, trong đó đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ phận (Khoa, Phòng, Ban), của cả chủ thể và khách thể quản lý (cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên). Các phần tử của quá trình quản lý chất lượng chưa được xác định cụ thể và đầy đủ, chưa xây dựng được quy trình cho từng nội dung quản lý cũng như việc xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng nội dung quản lý chưa hoàn thiện, các tiêu chí cho việc kiểm tra đánh giá chưa hợp lý... Mỗi bộ phận, cá nhân thực hiện công tác đảm bảo chất lượng theo cách hiểu và nhận thức của bản thân. Ví dụ như chất lượng đào tạo được hiểu là trách nhiệm của Phòng đào tạo, của giảng viên; trong khi đó chất lượng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của Phòng Tổ chức cán bộ… Chính việc thực hiện quản lý chất lượng một cách thiếu đồng bộ, nhất quán, thiếu sự liên kết tác động lẫn nhau hay nói cách khác là chưa thành hệ thống là nguyên nhân chủ yếu của việc chất lượng của trường đại học còn hạn chế.

Vì vậy, việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong các trường đại học là cấp bách và cần thiết nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 61 - 62)