QUA GÓC NHÌN CỦA CÁC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 123 - 128)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

QUA GÓC NHÌN CỦA CÁC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC

Ngô Thị Thanh Quý1

1. Hội thảo Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục Đại học và Cao đẳng Việt Nam là một hội thảo rất đáng được quan tâm, nó mang tính quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Trong nhiều năm qua các bộ, ngành đã quan tâm tới hiệu quả quản lý giáo dục và cũng đã thu được những kết quả nhất định trong việc kiếm tìm các giải pháp quản lý hiệu quả bằng cách thành lập các đại học vùng, thay đổi phương pháp quản lý, đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Nâng cao chất lượng tuyển sinh cho các trường đại học bằng công thức 3 chung, nâng cao chất lượng giảng dạy của các giảng viên đại học bằng cách gửi đi đào tạo ở nước ngoài, ra được những thông tư hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy các trường đại học… Tuy nhiên giáo dục đại học vẫn còn những bất cập, việc đào tạo chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính bởi vậy mà chúng ta cần tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học.

2. Xu hướng đào tạo đại học của thế giới ngày càng gắn chặt với sự phát triển của nền khoa học tiên tiến, việc tiếp cận tri thức trong một thế giới hiện đại không hề đơn giản, nếu chúng ta không tự nâng mình lên tích cực đổi mới, giáo dục đại học sẽ dễ dàng bị tụt hậu trong tiến trình phát triển chung của thế giới. Bởi giáo dục đại học luôn song hành với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hiện đại, không nghiên cứu khoa học thì không còn là giáo dục đại học. Giáo dục đại học không chỉ mang tính dân tộc mà đồng thời phải mang tính quốc tế cao. Nơi đây là đỉnh cao tri thức quốc gia, hội tụ tri thức trí tuệ của các nhà khoa học trong nước. Khởi nguồn của mọi đổi mới và sáng tạo trong cuộc sống. Là nền tảng vững chắc cho mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống. Chỉ có thể thực hiện được điều đó khi chúng ta nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học.

+ Nhìn vào thực tế chúng ta phải thừa nhận rằng chất lượng giáo dục đại học của nước nhà chưa đáp ứng được yều cầu của xã hội ngày càng phát triển.

1

128

+ Chất lượng đào tạo thấp, chương trình đào tạo còn nhiều bất cập, chưa thực sự đổi mới cập nhật.

+ Sự bùng nổ tăng cấp của một số trường Cao đẳng lên Đại học chưa hội tụ đủ các điều kiện để có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo.

+ Thu nhập của giảng viên đại học còn quá thấp, chưa có chế độ khuyến khích những nhà khoa học mong muốn được cống hiến tâm sức cho sự nghiệp đào tạo của nước nhà.

+ Sự tăng nhanh các hệ đào tạo mà cơ sở vật chất chưa đủ để đáp ứng sự phối kết hợp hài hòa của việc học lý thuyết - thực hành. Một số trường kỹ thuật không có xưởng để thực hành, một số trường sư phạm không có chỗ để giảng tập luyện nghề.

+ Chất lượng đội ngũ giảng viên còn thiếu trình độ chuyên môn cũng như phương pháp còn có hạnh chế nhất định, chưa thật sự tâm huyết với nghề nghiệp. Đây đó còn tồn tại những thầy cô ra “lệ phí thi” không đáng có, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của những người thầy chân chính.

+ Một bộ phận sinh viên của các trường đại học chạy theo lối sống đua đòi, không có nhuệ khí phấn đấu… Đó là sự thật rất đáng buồn, mà các cấp quản lý lãnh đạo ở các trường đại học đều phải thừa nhận có trách nhiệm của mình trong đó. Các cấp quản lý lãnh đạo đều đã biết và thấu hiểu tất cả các vấn đề trên chỉ có điều là chưa có một giải pháp đồng bộ để làm thay đổi. Chúng tôi thiết nghĩ giáo dục đại học của chúng ta cũng đã làm được nhiều điều, các công trình nghiên cứu khoa học đã giải quyết và làm lợi cho nền kinh tế nước nhà. Ngành giáo dục hãy coi đây là một công trình khoa học trọng điểm, có tính chất quốc gia, cả ngành tập trung tìm ra giải pháp để làm thay đổi bộ mặt giáo dục đại học Việt Nam.

3. Dƣới góc nhìn của các giảng viên đại học chúng tôi mong muốn:

+ Có sự phân cấp, phân quyền, chịu trách nhiệm giữa các bộ, ngành và các

đại học vùng. Bộ cần phân cấp quản lý và quy định những việc Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Các đại học vùng có chức năng quản lý và giám sát các trường đại học trực thuộc, trao quyền tự chủ về tài chính, nhân sự, quản lý chuyên môn sâu cho các trường đại học, tham mưu cho Bộ những định hướng chiến lược phát triển của khu vực, chuyển giao nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ quốc tế, nâng tầm đại học Việt Nam. Khi đã có quy định và sự phân cấp rõ ràng công khai về trách nhiệm và quyền hạn

129 của từng cấp sẽ dễ dàng hơn trong khâu quản lý, quy trách nhiệm ai đúng, ai sai, ai làm của từng cấp sẽ dễ dàng hơn trong khâu quản lý, quy trách nhiệm ai đúng, ai sai, ai làm tốt và chưa tốt tránh tình trạng “khi sai không biết là tại ai”. Cần có sự đổi mới đồng bộ từ cơ chế, chính sách của nhà nước đến các hành động cụ thể của các nhà trường. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm thực hành, có cơ chế để kiểm soát chất lượng của các trường đại học. Cần đầu tư trang thiết bị quản lý hiện đại kể kịp thời cập nhật những thông tin, truyền dữ liệu, tạo ra một hệ quy chuẩn trong quản lý. Tạo những đường link liên kết giữa các trường cùng nhóm ngành, có những hội thảo, giao ban theo định kỳ để có thể trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong quản lý giữa các trường cùng khối chuyên ngành. Những quy định đã có chúng ta làm tốt hơn những gì chưa có chúng ta bổ sung để hoàn thiện.

+ Cần giải quyết mối quan hệ giữa yêu cầu nâng cao chất lƣợng và mở rộng quy mô của các trường đại học hiện nay. Mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng tốt các yêu cầu ngành nghề của xã hội, sẵn sàng đào tạo nhân lực cho những cơ quan doanh nghiệp là đúng hướng nhưng không thể ồ ạt, thiếu chất lượng. Để giải quyết được khâu số lượng, điều này liên quan đến rất nhiều yếu tố như chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, nguồn lực giảng viên. Tăng số lượng nhưng không giảm chất lượng đào tạo. Điều đó cũng phụ thuộc vào việc lựa chọn chương trình đào tạo, đào tạo theo chương phổ biến, đào tạo tiến tiến, chất lượng cao… Các nhà lãnh đạo cần cân nhắc để quyết định cho phù hợp với mô hình của nhà trường. Cũng trong chương trình đào tạo chúng tôi muốn đề cập đến khối thi, chỉ tiêu Bộ phân cho từng ngành, không thể năm sau cũng như năm trước. Cần mở rộng khối thi ở một số ngành nghề. Thêm khối thi là thêm số sinh viên được lựa chọn, tránh quá tải ở một số ngành, chúng ta tăng cường khối thi có ngoại ngữ. Đó cũng là thúc đẩy trình độ ngoại ngữ của sinh viên - yếu tố rất quan trọng trong quá trình tiếp cận chương trình đào tạo tiến tiến, chuyển giao công nghệ đào tạo hiện đại của nước ngoài. Bên cạnh đó cần tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo (internet, phòng máy, phòng thí nghiệm, thư viện điện tử…) để tăng cường tính tự học của sinh viên, sự quản lý được nhanh gọn, hệ thống. Tất cả các yếu tố này đều có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo.

+ Quan tâm tới mối quan hệ giữa đào tạo và sản phẩm đào tạo (đào tạo theo nhu cầu xã hội – đào tạo cái xã hội cần chứ không phái đào tạo cái mình có!), đây là vấn đề có tính chất tồn tại hay không tồn tại ở các trường đại học. Nếu không nghiên cứu thị trường đào tạo, sản phẩm giáo dục của chúng ta dễ dàng trở nên ế ấm. Người học sẽ không mặn mà khi lựa chọn mái trường để họ đầu tư cho tương lai. Theo xu hướng giáo

130

dục của thế giới, các trường đại học phải nhanh chóng trở thành những tập đoàn tri thức “Các đại học là những nhà sản xuất”, mà khách hàng là sinh viên và sản phẩm nghiên cứu khoa học cung cấp cho các công ty, xí nghiệp và cho người học. Như vậy giáo dục đại học phải đặc biệt chú ý tới chất lượng sản phẩm của mình, không chỉ “bán” cái mình có, mà cần đào tạo theo nhu cầu và yêu cầu của xã hội. Các trường đại học cần phải công bố chuẩn đầu ra, sinh viên trong trường được đào tạo như thế nào (khi lựa chọn ngành nghề học sinh phổ thông hoàn toàn không được giới thiệu, và định hướng ở những điều cần biết), sinh viên ra trường biết làm gì, thế mạnh đã được đào tạo và khả năng làm tốt những gì, khả năng giao tiếp tới đâu… Các trường đại học rất cần có sự liên kết chặt chẽ với các nhà tuyển dụng, các trường Kinh tế mối quan tâm là các công ty, các trường Sư phạm là các Sở giáo dục, TTGDTX, các trường Phổ thông… Có như thế thương hiệu nhà trường mới được nâng cao, đảm bảo việc đào tạo không bị lãng phí. Bộ phận liên hệ giữa đào tạo và sử dụng hầu hết ở các trường đại học là chưa có. Mỗi nhà trường cần có kế hoạch nâng cao uy tín đào tạo, bảo vệ thương hiệu của nhà trường bằng những sản phảm giáo dục chất lượng. Mạnh dạn hội nhập quốc tế - đó là con đường duy nhất tránh cho giáo dục khỏi tụt hậu. Để có được điều này, mỗi nhà trường cần xây dựng những mũi nhọn, thế mạnh, cần tập trung làm nổi bật thế mạnh đó. Các lãnh đạo nhà trường cần tăng cường quan hệ quốc tế. Kiếm tìm các nguồn học bổng, ký kết các hợp đồng đào tạo bồi dưỡng ngắn ngày cho sinh viên giảng viên, giúp họ được mở rộng tầm nhìn thay đổi tư duy, mở thái độ, duy trì quan hệ hợp tác…

+ Nâng cao chất lƣợng quản lý giáo dục cần tập trung vào yếu tố con ngƣời, cụ thể là chất lƣợng giảng viên. Cần có chế độ chính sách đối với nhà giáo để họ yên tâm giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Cần chú ý đến nâng cao chất lượng toàn diện, chất lượng dạy, chất lượng học, nghiên cứu, và chất lượng đời sống giảng viên. Bởi nếu có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo đời sống bằng đồng lương của mình thì giảng viên sẽ yên tâm toàn tâm, toàn ý trong công tác, tránh được tình trạng chảy máu chất xám ra các công ty nước ngoài, doanh nghiệp. Điều này không ai làm tốt hơn là Hiệu trưởng của các trường đại học. Nếu người lãnh đạo hội tụ đủ 3 yếu tố: tài-tâm-tầm họ sẽ dễ dàng thu phục được nhân tâm. Bởi vì họ là người giữ vai trò quyết định cho sự thành công của đổi mới giáo dục đại học. Họ phải là người đứng mũi chịu sào, chịu trách nhiệm trước nhà nước về chất lượng giáo dục của nhà trường. Người lãnh đạo phải là người dám nghĩ dám làm. Sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận những ý kiến đúng, có tích chất xây dựng, luôn phải công tâm và vô tư, không tính đến lợi ích cá nhân mới làm được việc lớn, cần biết thu phục nhân tâm bằng chính việc làm và trách nhiệm của mình với tập thể. Tầm lãnh đạo còn được thể hiện ở việc lựa chọn người cộng sự. Người xưa nói một ông vua

131 kém thì dùng tài năng và sức của mình, một ông vua trung bình thì biết dùng sức người, kém thì dùng tài năng và sức của mình, một ông vua trung bình thì biết dùng sức người, một ông vua giỏi thì biết dùng trí tuệ của người… Việc một số trường đại học để chảy máu chất xám đó cũng chính là trách nhiệm của nhà quản lý.

Chính bởi vậy cần phải chú ý quản lý trên cả 3 mặt: Quy hoạch tạo điều kiện phát triển, sử dụng đúng năng lực, tạo môi trường làm việc cho các giảng viên. Trong mối tương quan giữa chất lượng và các điều kiện đảm bảo thì đội ngũ giảng viên là quan trọng nhất, quyết định nhất. Có chương trình, sách giáo khoa thiết bị phương tiện dạy học hiện đại nhưng giáo viên năng lực chuyên môn yếu, phẩm chất đạo đức kém, không yên tâm giảng dạy thì không thể dạy tốt, học tốt, nghiên cứu khoa học chất lượng. Do đó giải pháp hàng đầu là phải xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng chuyên môn cao, có tâm huyết nghề nghiệp, có ý thức phấn đấu vươn lên, xứng đáng với vai trò người thầy thiên hạ. Đặc biệt là công tác đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Các em sinh viên thực sự giỏi cần được tạo điều kiện có chính sách để khuyến khích động viên. Các cán bộ quản lý phải được đào tạo bài bản, và có chất lượng chú trọng đến năng lực thực tế, hiệu quả giải quyết công việc.

Nguyện vọng của đại đa số các giảng viên là mong muốn được cống hiến cho mái trường mà mình đã lựa chọn bằng con đường giảng dạy và nghiên cứu, cực chẳng đã họ mới phải làm thêm trái nghề, hay thay đổi công việc. Nói lên tâm nguyện của mình cũng là bày tỏ mong muốn của chúng tôi được góp một phần nào đó để làm cho tiến trình nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học được hiệu quả và nhanh chóng hơn.

132

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)