GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 34 - 38)

Nguyễn Ngọc Tài1 - ThS. TrịnhVăn Anh2 - Võ Tấn Tài3

Ngày 27/02/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 296/CT-TTg về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã xác định vấn đề trên làm khâu đột phá, đồng thời kêu gọi những người tâm huyết với ngành giáo dục cùng hiến kế, nêu giải pháp để thực hiện tốt chủ trương trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Từ đó đến nay, đã có nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục hàng đầu Việt Nam thể hiện quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm quản lý của mình trong các hội thảo, trên những diễn dàn khoa học. Quản lý giáo dục có rất nhiều vấn đề khó khăn phức tạp, bài viết này xin đưa ra một số vấn đề mà chúng tôi xem là mấu chốt cần được quan tâm trong quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.

1. Hiện trạng quản lý giáo dục đại học của Việt Nam

Theo chúng tôi hiện nay có 3 vấn đề cần quan tâm là: - Vấn đề về chính sách giáo dục;

- Vấn đề về quản lý trong một trường đại học, cao đẳng;

- Vấn đề quản lý chất lượng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam.

1.1Vấn đề chính sách giáo dục đại học

Mấy năm gần đây, chính sách giáo dục đại học đã có những bước đi kịp thời đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thời đại, điều này thể hiện sự quan tâm sâu sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ứng với mỗi thời kì, giai đoạn Bộ đã tìm ra nguyên nhân và giải pháp khoa học để tháo gỡ nên đạt được những thành tựu nhất định. Đây là một cố gắng

1 ThS – Phó Giám đốc TTNC Giáo dục Đại học, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM 2 2

ThS – Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM 3

39 nỗ lực rất lớn của toàn ngành giáo dục đại học và cả xã hội. Cùng với sự phát triển thì nỗ lực rất lớn của toàn ngành giáo dục đại học và cả xã hội. Cùng với sự phát triển thì nhu cầu đòi hỏi của xã hội cũng tăng theo, nên việc nảy sinh vấn đề mới là tất yếu, chính vì vậy mà việc xác định nguyên nhân mấu chốt để từ đó tìm giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học là nhiệm vụ cấp bách. Và gần đây, chúng ta đã có câu trả lời chính xác cho vấn đề trên đó là “Nguyên nhân căn bản, sâu xa của các yếu kém của hệ thống giáo dục đại học chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học và yếu kém trong quản lý của bản thân các trường đại học, cao đẳng”[1].

Một trong những đổi mới quan trọng về quản lý giáo dục đại học gần đây nhất của Bộ GD & ĐT đang yêu cầu các trường thực hiện đó là sự tự chủ – tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học phải gắn liền với “3 công khai”: công khai cam kết chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; công khai thu chi tài chính. Với chính sách này, Bộ đã trao cho các trường chiếc chìa khóa tháo gỡ khó khăn trong đào tạo tiến tới nâng cao chất lượng phục vụ theo nhu cầu xã hội. Nhưng vì quản lý thiếu sâu sát, kịp thời nên xuất hiện mặt trái ở một số trường đại học khi được trao quyền tự chủ[2].

Tốc độ phát triển các trường đại học, cao đẳng tăng rất nhanh (năm 1987 có 101 trường đến năm 2010 là 440 trường), đặc biệt tăng nhanh trong mấy năm trở lại đây: năm 2008 là 287 trường; năm 2009 là 376 trường; đến tháng 8/2010 là 440 trường[3] thuộc hai hệ thống đào đào là công lập và ngoài công lập. Số sinh viên trong cùng kỳ đã tăng từ 130.000 đến trên 1,7 triệu (tăng 13 lần), nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần[4]. Bên cạnh những mặt đạt được là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực… thì còn có những hạn chế như các trường mới thành lập thiếu cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên, người học, cơ sở vật chất nên chất lượng đào tạo chưa cao. Có thể nói, về cơ bản đại học đã “phủ sóng” gần như 63 tỉnh thành trong toàn quốc.

Hiện nay có nhiều cơ quan tham gia quản lý hệ thống các trường đại học, cao đẳng bao gồm có Bộ GD&ĐT, một số Bộ - ngành và cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh và thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, một số công ty, doanh nghiệp. Với sự quản lý như thế, nên “Trách nhiệm quản lý các cơ sở giáo dục đại học của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trường đại học, cao đẳng còn chưa được làm rõ, đôi khi còn chồng chéo chức năng quản lý nhà nước về giáo dục. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý các cơ sở giáo dục đại học còn chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, nên không kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm”[5].

40

1.2Vấn đề quản lý trong một trƣờng đại học, cao đẳng

Hiện nay ở một số trường đại học, cao đẳng, lãnh đạo gần như ít chú trọng đến việc quản lý cấp cơ sở về chuyên môn, do vậy việc quản lý này thường là do khoa, tổ bộ môn chịu trách nhiệm. Nhà trường thường chỉ nắm sĩ số đào tạo như: số cử nhân, kĩ sư, thạc sĩ tốt nghiệp; số tiến sĩ được công nhận và đề tài được nghiệm thu… mà thiếu sự kiểm tra sâu sát chất lượng đào tạo về các mặt như trình độ và nhu cầu giảng viên, cách tổ chức giảng dạy của họ trên lớp, khả năng tự nâng cao kiến thức, nguyện vọng sinh viên, những sinh viên tốt nghiệp có được việc làm hay không… Lãnh đạo chỉ nắm đơn thuần về mặt hành chính thông qua các chủ nhiệm khoa nên hiệu quả đạo tạo chưa được cao. Lý giải cho vấn đề này, nhà trường có thể cho rằng khó có thể năm hết được chất lượng chuyên môn của từng giảng viên vì đâu có người lãnh đạo nào biết tất cả các chuyên ngành đào tạo.

Chúng tôi thiết nghĩ, quan trọng nhất trong quản lý của một trường đại học đó là vấn đề dạy, học, nghiên cứu khoa học, do vậy việc thi cử, kiểm tra, đánh giá, thanh tra là cực kì quan trọng. Nếu chỉ chú trọng về mặt hành chính có lẽ chưa đủ, mà phải đưa khoa, tổ bộ môn gắn với chức danh vốn có của nó. Những cuộc họp của khoa, tổ bộ môn thường nghiêng về phân công lịch dạy, đánh giá thành tích, bình bầu, xét tiến tiến và thi đua, rất ít có những buổi trao đổi học thuật hay mời chuyên gia về báo cáo chuyên đề để giảng viên, sinh viên học hỏi, thời gian rảnh rỗi các thầy cô còn phải lo chạy bên ngoài để kiếm sống. Như vậy, khoa và tổ bộ môn phần nhiều không nắm được trình độ chuyên môn, việc tổ chức giờ dạy trên lớp của giảng viên, nếu có chỉ là những tiết thao giảng diễn lại “vở kịch” mà thường ngày vốn thiếu khán giả là những đồng nghiệp.

Việc thi cử (thi giữa kì, kết thúc học phần), bảo vệ luận văn, luận án, đề tài khoa học còn nhiều bất cập. Kết thúc học phần sinh viên thường được giảng viên giới hạn vài câu hỏi nên họ đối phó là chỉ khi nào sắp thi thì mới học. Đánh giá vấn đề này trong Báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 khối các trường đại học, cao đẳng có nhận xét: “Chất lượng luận văn, luận án, đề tài khoa học chưa cao. Một số hội đồng chấm luận văn, luận án, đề tài khoa học cơ sở chưa thật sự nghiêm túc thực hiện các quy định của Bộ GD&ĐT. Việc đánh giá luận văn, luận án, đề tài khoa học vẫn còn tình trạng nể nang, xuê xoa, chưa thật sự nghiêm khắc, thẳng thắn và khách quan. Nhiều nghiên cứu sinh không thật sự nghiêm túc trong học tập và thi cử; gây dư luận xấu trong giới tri thức khoa học và xã hội; làm ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo”[6] dẫn đến chất lượng nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội.

41

1.3Vấn đề quản lý chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở Việt Nam Nam

Nhìn vào kết quả tuyển sinh hàng năm của các trường đại học, cao đẳng, chúng ta thấy rằng chỉ những trường thuộc loại “top” thì đầu vào tương đối cao, số còn lại lấy trên điểm sàn, những trường mới thành lập thì tuyển sinh “xé rào” quy chế của Bộ, thậm chí nhiều người không thi vẫn đậu, loạn giấy báo nhập học [7]. Nhìn chung, chất lượng đầu vào chưa cao, chỉ cần 4,5 điểm/môn là có thể trở thành sinh viên đại học, cao đẳng. Bảng số liệu sau đây cho ta thấy điều đó:

Bảng: Điểm sàn các khối thi đại học

Khối A Khối B Khối C Khối D

2008 13 15 14 13

2009 13 14 14 13

2010 13 14 14 13

(Nguồn: dantri.com.vn)

Đánh giá về thực trạng giảng dạy đại học hiện nay của Việt Nam, trong một báo cáo được thực hiện năm 2006 bởi Đoàn khảo sát thực địa thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ gửi đến Quỹ Giáo dục Việt Nam sau một thời gian khảo sát tại một số trường đại học của Việt Nam, có phần nhận xét về phương pháp dạy và học như sau: 1/ Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực (như giao bài tập về nhà có chấm điểm, thảo luận trong lớp), kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học. Nhiều giảng viên không định ra lịch để tiếp sinh viên. 2/ Quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu. 3/ Sinh viên học một cách thụ động (nghe diễn thuyết, ghi chép, nhớ lại những thông tin đã học thuộc lòng khi làm bài thi)[8].

Động cơ học tập của sinh viên hiện nay mang tính chất đối phó chiếm tỷ lệ không nhỏ. Biểu hiện rõ nhất là học để thi, phần nào thi thì học, học không phải vì kiến thức mà vì bằng cấp, chứng chỉ… Ngoài ra, bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử vẫn chưa được khắc phục. Hình như, việc sinh viên lên thư viện đọc sách là điều “xa xỉ”, cái kho đựng sách này chỉ đông vào mỗi kì thi kết thúc học phần. Kiểu học “lãng tử” của họ như

42

được “tiếp sức” vô tình bởi phương pháp dạy, tổ chức thi của một số thầy cô. Bên cạnh đó còn xuất hiện tệ nạn học đường như sống thử[9], thực dụng, game online…

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đánh giá ngoài nhà trường về chất lượng đào tạo thông qua các trung tâm kiểm định của Bộ, bản thân trong mỗi trường cũng đã có Trung tâm Đánh giá và Kiểm định để đánh giá bên trong trường nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo. Song điều cần đề cập là hiện vẫn chưa có các trung tâm kiểm định độc lập với Bộ để có kết quả khách quan hơn; các trung tâm kiểm định trong một trường chưa tập hợp được những người giỏi chuyên môn như chúng tôi phân tích ở trên nên khó có thể kết luận được chính xác sản phẩm đầu ra.

Từ những phân tích trên đã đưa đến kết quả là nhiều cử nhân, kĩ sư ra trường không tìm được việc làm hoặc không làm được việc. Tập đoàn Intel đã rất vất vả mới thuê được kỹ sư làm việc cho xưởng sản xuất của họ ở TP.HCM là minh chứng rõ nét cho việc này. Khi công ty này tiến hành một cuộc thi đánh giá theo chuẩn đối với 2000 sinh viên công nghệ thông tin người VN, chỉ có 90 người trúng tuyển. Trong nhóm 90 người đó, chỉ 40 người có đủ trình độ tiếng Anh để làm việc cho Intel[10].

2. Đề xuất các giải pháp cho các hiện trạng về quản lý giáo dục của Việt Nam 2.1Giải pháp về chính sách giáo dục

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 34 - 38)