NÂNG CAO VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC TRONG QUẢN LÝ CỦA NHÀ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 70 - 71)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

NÂNG CAO VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC TRONG QUẢN LÝ CỦA NHÀ TRƯỜNG

TRONG QUẢN LÝ CỦA NHÀ TRƯỜNG MỘT YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN

Lê Văn Tạo1

Chỉ thị số:296/2010/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2010-2012” là một cách nhìn nhận tầm quan trọng của công quản lý trong quá trình phát triển giáo dục đại học. Quản lý giáo dục đại học ở đây đề cập đến một hệ thống quản lý từ Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, địa phương và các nhà trường. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến “Nâng cao vai trò chủ động, tích cực trong quản lý của các nhà trường, một yếu tố quyết định trong phát triển”.

1. Đặt vấn đề

Trước hết, mỗi nhà trường đều phải tự thân vận động, tự chịu trách nhiệm trước người học và xã hội. Người học và xã hội được xem như đối tượng phục vụ và đồng thời vừa là chủ thể (người học) và khách thể (xã hội) trong phán xét, đánh giá chất lượng, tín nhiệm của một cơ sở giáo dục đại học.

Việc phán xét, đánh giá chất lượng, tín nhiệm của một cơ sở giáo dục đại học của người học được xem là một phản ánh trực tiếp, hết sức chân thực. Đó là sự nhận xét về giảng viên, về cán bộ phục vụ, về lãnh đạo nhà trường một cách toàn diện, bởi vì chính học sinh sinh viên (HSSV) là người trực tiếp thụ hưởng (trải nghiệm) tất cả những ưu và nhược điểm các giá trị giáo dục của một nhà trường vốn có.

Việc phán xét, đánh giá chất lượng, tín nhiệm của một cơ sở giáo dục đại học của xã hội có thể xem là yếu tố khách quan. Những gì người học chưa đủ điều kiện nhận ra về một nhà trường do sự giới hạn về thời gian khoá học, thì xã hội (bao gồm cả chính HSSV sau khi ra trường ý thức lại) sẽ phản ánh đầy đủ hơn.

Sự tự thân vận động, áp dụng linh hoạt tinh thần, tư tưởng chỉ đạo quản lý của cấp trên vào nhà trường thể hiện ở quy chế điều hành nhà trường được xem là “yếu tố quản lý bên trong”. Các yếu tố quản lý trực tiếp từ cấp trên (gồm các Chỉ thị, Quyết

1

75 định, Thông tư, Quy chế... đến các đợt thanh tra, kiểm tra của cấp trên) đều được xem là định, Thông tư, Quy chế... đến các đợt thanh tra, kiểm tra của cấp trên) đều được xem là

“yêú tố quản lý bên ngoài”.

Như vậy, nếu một nhà trường biết cầu thị, biết lắng nghe ý kiến ngưòi học, biết lấy sự thành công của người học làm thước đo chất lượng đào tạo của mình thì việc tự chủ trong quản lý mang theo một ý nghiã đặc biệt, tác động tích cực đến phát triển.

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 70 - 71)