137 nghệ Dứt khoát đội ngũ giảng viên phải là những người có trình độ chuyên môn học

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 133 - 135)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

137 nghệ Dứt khoát đội ngũ giảng viên phải là những người có trình độ chuyên môn học

nghệ… Dứt khoát đội ngũ giảng viên phải là những người có trình độ chuyên môn học thuật cao, đồng thời phải sâu sát với thực tiễn, nhất là với những xu hướng phát triển mới trong bối cảnh toàn cầu hoá. Nguồn kinh phí chi cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học thường rất lớn, cao gấp nhiều lần kinh phí đầu tư cho chương trình đào tạo đại trà. Bên cạnh đó, các hoạt động khoa học-công nghệ của trường đại học phải vươn đến các đề tài tầm cỡ quốc gia, hoặc phải hợp tác nghiên cứu để giải quyết những vấn đề khoa học-công nghệ mang tầm quốc tế…

Không còn nghi ngờ gì nữa, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là sứ mệnh của các trường đại học muốn khẳng định đẳng cấp khu vực/quốc tế. Nói cách khác, giáo dục đại học ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, bởi vì nguồn nhân lực có chất lượng cao – sản phẩm của giáo dục đại học – đang là lợi thế quan trọng nhất để bảo đảm thành công trong cạnh tranh toàn cầu. Giáo dục đại học Việt Nam muốn tăng tốc phát triển và xác lập đẳng cấp, không thể không đảm đương, gánh vác sứ mệnh vinh quang nhưng rất nặng nề và khó khăn đó.

3. ĐHQG TP.HCM và việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

Nhận thức được vai trò, sứ mệnh của mô hình đại học quốc gia trong hệ thống đại học Việt Nam, từ năm 2002 ĐHQG TP.HCM đã xây dựng Đề án đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng cho một số ngành trọng điểm.

Là một đại học đa ngành - đa lĩnh vực, theo Quy chế hoạt động của Đại học Quốc gia do Chính phủ ban hành (12/2/2001), nhiệm vụ của ĐHQG TP.HCM là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học-công nghệ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Theo yêu cầu đó, Đề án đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng cho một số ngành trọng điểm của ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2002-2006 đã tuyển chọn đào tạo 200 – 300 sinh viên mỗi năm cho cả hai khối ngành: khoa học kỹ thuật và khoa học cơ bản. Nguồn tuyển chọn là những sinh viên đạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế, thi học sinh giỏi cấp quốc gia, học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu ĐHQG TP.HCM, thí sinh có điểm trúng tuyển cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học… Chương trình đào tạo cho các lớp sinh viên tài năng vừa bao phủ nội dung cơ bản của chương trình đào tạo đại trà, vừa có thêm các môn học nâng cao, chuyên sâu thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Lớp học của chương trình đào tạo tài năng được đầu tư trang bị đủ các phương tiện giảng dạy hiện đại, bên cạnh đó còn có nguồn kinh phí để mua tài liệu, sách báo nước

138

ngoài, nâng cấp phòng thí nghiệm, phòng máy tính… phục vụ giảng dạy học tập. Giảng viên tham gia giảng dạy hoặc quản lý các lớp này phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về học hàm, học vị. Sinh viên chương trình tài năng được cấp học bổng cao hơn so với sinh viên hệ đại trà, đồng thời được tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, sinh hoạt (trong khả năng cho phép) và được hưởng một số chế độ ưu tiên trong tuyển dụng, học lên cao học v.v…

Bước sang giai đoạn 2007-2011, ĐHQG TP.HCM đã mở rộng Đề án đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng với mục tiêu “tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế”. Ngoài việc tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo đối với các ngành hiện có, Đề án áp dụng những thành quả đạt được về mô hình, chương trình, giáo trình… vào chương trình đào tạo đại trà; đồng thời triển khai đào tạo, tái đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương Nam Bộ. Đề án còn xác định mục tiêu hợp tác quốc tế trong đào tạo bằng các hình thức liên kết, trao đổi giảng viên, sinh viên.

Nếu như trong giai đoạn 2002-2006, mỗi năm Đề án chỉ tuyển chọn và đào tạo trên dưới 300 sinh viên thì quy mô đào tạo chương trình tài năng của ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2007-2011 có sự gia tăng vượt bậc: năm 2007 tuyển mới 418 sinh viên, đến năm 2011 sẽ tuyển mới 648 sinh viên, trung bình mỗi năm tăng 10% chỉ tiêu tuyển mới. Và như vậy, đến năm 2011 quy mô đào tạo chương trình tài năng của ĐHQG TP.HCM sẽ tăng lên hơn 2.550 sinh viên, hứa hẹn cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao đáng kể cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu ấy, có lẽ nỗi băn khoăn hàng đầu của ĐHQG TP.HCM (cũng như của các trường đại học Việt Nam nói chung) vẫn chính là vấn đề tài chính. Dự toán kinh phí bổ sung cho các hoạt động của đề án từ 2007 đến 2011 lên đến gần 78 tỷ đồng, một con số không nhỏ trong “bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn hẹp”. Xuất phát từ thực tế đó, bên cạnh nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước, ĐHQG TP.HCM cùng các trường thành viên, khoa trực thuộc còn xây dựng phương án tìm thêm các nguồn tài trợ khác từ các địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp trong nước, ngoài nước.

Điều có thể dự báo là, một khi Đề án được triển khai thực hiện, chắc chắn lợi ích và hiệu quả đạt được là hết sức to lớn. Xét trong phạm vi ĐHQG TP.HCM, Đề án đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng là biểu hiện rõ rệt nhất, hùng hồn nhất vai trò, sứ mệnh của mô hình đại học quốc gia – trung tâm đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao trong hệ

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 133 - 135)