Những bài học thực tiễn

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 71 - 75)

- Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng.

2. Những bài học thực tiễn

Với cách đặt vấn đề trên, Trường Cao đẳng VHNT Thanh Hoá, nhận thấy những khó khăn, hạn chế của mình, đó là một trường khối địa phương, lại ở nhóm ngành VHNT có rất nhiều thách thức trước sự phát triển của giai đoạn mới (2010-2015). Những khó khăn về sức hút đối với người học, về chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, về cơ sở vật chất rất lớn. Nhưng ai có thể làm thay Hiệu trưởng, làm thay Ban Giám hiệu nhà trường các vấn đề trên? Suy đến cùng thì vai trò chủ động tích cực, “yếu tố quản lý bên trong” nhà trường vẫn mang tính quyết định.

Vấn đề là làm thế nào để vận dụng những Chỉ thị, Quyết định, Điều lệ của cấp (yếu tố quản lý bên ngoài) trên một cách thực tiễn nhất, tích cực nhất, thành sức mạnh vật chất và tạo ra tinh thần quyết tâm mới cho cán bộ giảng viên và HSSV thi đua dạy - học tích cực, sáng tạo, làm cho nhà trường phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

2.1. Tiếp thu và vận dụng các chỉ thị, quyết định quản lý cấp trên thành nội dung quy chế hoạt động nhà trường một cách linh hoạt

Nhà trường tổ chức nghiên cứu các văn bản quản lý của cấp trên và đưa vào quy chế nhà trường gắn liền với từng nội dung cụ thể làm cho quản lý tại nhà trường mang tính pháp lý và tính thực tiễn, cán bộ giảng viên đồng thuận cao hơn (Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP về thực hiện quyền tự chủ; Thông tư số: 14/2009/BGD&ĐT về thực hiện 3 công khai ở các cơ sở giáo dục; Chỉ thị: 1230/2008/TTg về đào tạo theo nhu cầu xã hội; Chỉ thị số: 296/2010/TTg về đổi mới quản lý giáo dục VN giai đoạn 2010-2012; Quyết định số 43/2007/QĐ–BGDĐT về đào tạo theo tín chỉ...)

2.2. Tăng cường nhận thức đổi mới - phát triển trong thời kỳ mới

Quản lý trường đại học, cao đẳng ngày nay vừa mang yếu tố truyền thống của một cơ chế hành chính, nghĩa là người Hiệu trưởng vừa phải thực thi quyền hạn trong bối cảnh luật pháp hiện hành, thực hiện việc phân công, chia sẻ nhiệm vụ lãnh đạo nhất

76

định, nhưng lại phải chủ động linh hoạt, sáng tạo ứng biến làm sao cho lợi ích nhà trường được đảm bảo (lợi ích ở đây là tín nhiệm xã hội và người học đối với nhà trường). Xu hướng cấp trên muốn các nhà trường thực thi nghiêm túc các quy định đã ban hành, đương nhiên các nhà trường lại có khuynh hướng tự chủ và muốn tìm cách thực thi sáng tạo, linh hoạt hơn, vì mỗi trường mang theo một hoàn cảnh, tiềm năng về vật lực, tài lực, môi trường khác nhau.

Trong nhiều trường hợp những vượt rào của cơ sở giáo dục đại học, lại là tiền đề cho cấp trên đổi mới hành vi, nội dung quản lý. Ví dụ: muốn có một đội ngũ giảng viên giỏi nhà trường phải tạo sự đồng thuận trong nhận thức và cụ thể từng vấn đề trong quy chế, sau đó quyết định hỗ trợ đào tạo tiến sĩ, thu hút chuyên gia thực hành giỏi với mức lương vượt xa quy định thang lương hiện hành (tiến sĩ, PGS tối thiểu trả mức lương hệ số trên 6,0 và hệ số ưu đãi đứng lớp trên 70%, chuyên gia thực hành giỏi trả bằng 80% tiến sĩ, PGS)...

Trong việc mở ngành học mới, nhà trường bao giờ cũng là nơi cọ sát thực tiễn, tiếp xúc trực tiếp nhu cầu xã hội, nên đề xuất ngành đào tạo sát hợp hơn, nhưng do nhiều ngành chưa có mã số đào tạo hoặc Bộ GD&ĐT chưa cấp phép. Trường Cao đẳng VHNT Thanh Hóa sau khi thấy Bộ GD&ĐT chậm trễ trong việc cấp mã ngành đào tạo mới đã phải chuyển sang mở nhiều chuyên ngành đạo tạo Du lịch do Tổng cục dạy nghề cấp trong năm 2009 và 2010...

Vấn đề giảm giờ học lý thuyết, tăng giờ thực hành kỹ năng là mục tiêu liên quan đến nhiều vấn đề từ biên soạn lại học liệu, trang thiết bị phòng thực hành, hợp tác với các doanh nghiệp du lịch, cơ sở hoạt động văn hoá, nâng cao năng lực chuyên ngành cho giảng viên... Trong quá trình thực hiện cho thấy nhà trường có nhiều giảng viên có học vị thạc sĩ, tiến sĩ nhưng cơ cấu nặng về lý thuyết, ít chuyên gia thực hành giỏi. Biện pháp khắc phục là mời các chuyên gia giỏi của các khách sạn 3 sao trở lên, các nghệ sĩ ưu tú huớng dẫn giờ thực hành, mô hình đưa SV thực tập tại cơ sở văn hóa - du lịch thường xuyên làm cho chất lượng đào tạo thay đổi căn bản, sinh viên tự tin hơn sau tốt nghiệp và cơ sở sử dụng lao động đánh giá nhà trường tích cực hơn.

Như vậy, ngoài việc tuân thủ các quy định, kiểm tra, thanh tra của các cấp trên, thì công tác quản lý tại các nhà trường theo hướng tự chủ, linh hoạt và sáng tạo tùy theo điều kiện, môi trường của mỗi đơn vị là hết sức quan trọng.

77

2.3. Tự thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo tại trường, một yếu tố đảm bảo sự minh bạch và phát triển tích cực

Bất cứ một đơn vị nào cũng muốn hình ảnh của mình sáng láng trước xã hội, nhưng không phải nhà trường nào cũng có quyết tâm thực hiện bền bỉ đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo với hy vọng hình ảnh nhà trường được cải thiện tốt hơn. Vì đổi mới nâng cao chất lượng phải đi đôi với đầu tư cho cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, học liệu... Nghĩa là “cái giá chi phí” cho đổi mới đào tạo luôn đi kèm nhằm đảm bảo điều kiện tối thiểu cho người giảng viên thực hiện nâng cao chất lượng dạy- học. Là một trường địa phương nghèo, liệu có thể đổi mới thành công không? Đương nhiên, nếu quyết tâm và chi tiêu khoa học, tiết kiệm các khỏan mục hành chính khác tập trung cho chuyên môn, tập trung cho nghiên cứu khoa học, đào tạo giảng viên thì vẫn có thể thực hiện thành công. Ví dụ: trong hai năm 2009, 2010 nhà trường đã tổ chức đầu tư cho viết lại 12 giáo trình chuyên ngành, 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và 30 đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở với đầu tư 2,5 tỷ đồng. Tổ chức 1 hội thảo khoa học về tiềm năng du lịch Thanh Hoá mời nhiều trường đại học, cao đẳng có đào tạo du lịch và các viện nghiên cứu tham dự tại Sầm Sơn (tháng 9/2010), 2 hội thảo khoa học cấp tỉnh. Vấn đề là thông qua nghiên cứu khoa học đã thu hút và đào tạo thêm 5 nghiên cứu sinh (NCS) và 4 tiến sĩ về trường, đưa tổng số tiến sĩ và NCS tại trường lên 15 người đủ điều kiện thực hiện quyết định đầu tư thành lập Trường Đại học Văn hóa – Du lịch Thanh Hóa của UBND tỉnh Thanh Hóa dự kiến vào giai đoạn 2013- 2015.

Vấn đề thành lập Hội đồng trường theo Thông tư số: 14/2009/TT-BGD&ĐT về điều lệ trường cao đẳng và hội đồng trường cao đẳng. Nhà trường đã thành lập Hội đồng trường từ năm 2009, sau 2 năm thực hiện nhiều mặt tích cực do Hội đồng trường đã mang lại cho đơn vị, đó là sự dân chủ, minh bạch trong quản lý và lắng nghe phản biện của xã hội tốt hơn nhờ ý kiến của nhiều thành viên ngoài nhà trường mang lại.

Vấn đề tự thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo tại trường có một tác dụng đặc biệt. Theo truyền thống thì gần như đây là việc của cấp trên thực hiện thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo tại một cơ sở giáo dục, nhưng nhà trường nhận thức chỉ tự thanh tra và tự kiểm định chất lượng đào tạo tại chỗ một cách thường xuyên thì mới làm cho từng cán bộ giảng viên có niềm tin và tích cực đổi mới được. Bởi vì, tự thanh tra nhà trường tức là Hiệu trưởng đã tự đặt mình công khai toàn diện trước cán bộ giảng viên, HSSV một cách minh bạch, sau đó mới kiếm tra chất lượng dạy- học... của cán bộ giảng viên một cách cởi mở hơn.

78

Sau hơn 3 năm đổi mới, thực hiện cách làm trên (2008-2010) môi trường giáo dục trở nên thân thiện, tích cực, phong trào thi đua lao động sáng tạo, hiệu quả hơn, HSSV tín nhiệm cán bộ giảng viên hơn.

3. Lời kết

Quản lý giáo dục là việc làm thường xuyên của nhiều cấp, nhưng nhận thức quản lý giáo dục là một phương tiện quan trọng giúp cho người lãnh đạo thực thi các mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, thì việc chủ động triển khai hoạt động quản lý tại chỗ, tôn trọng “yếu tố quản lý bên trong” sẽ là một phương cách tích cực nhất. “Yếu tố quản lý bên trong” là cách giải bài toán tốt nhất về việc sử dụng một cách hiệu quả

“nguồn lực hữu hạn” chuyển biến thành “nguồn lực vô hạn”, đáp ứng hiệu quả nhất khả năng tự chủ phát triển của mỗi nhà trường.

79

Một phần của tài liệu hội thảo khoa học giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam (Trang 71 - 75)