Các nghiên cứu về chiến lược và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 30 - 33)

nhân lực chất lượng cao

Trên thực tế, đa số các cơng trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế xã hội đều đề cập đến các chiến lược hoặc giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự tách biệt để tổng quan trong luận án này vì thế chỉ mang tính chất tương đối.

Những năm qua, nhiều cơng trình ở Việt Nam đã tập trung vào nghiên cứu kinh cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số quốc gia, từ đó, đề xuất một số kiến nghị với Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực này. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến một số cơng trình dưới đây:

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược nhân tài của Trung

Quốc từ năm 1978 đến nay [94], đã phân tích vai trị của nguồn nhân lực chất

lượng cao với quá trình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1978 đến nay. Theo tác giả, từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, Đặng Tiểu Bình với tầm nhìn chiến lược đã kế thừa tư tưởng "thực sự cầu thị", truyền thống trọng thị nhân tài của người xưa, đặc biệt là chủ trương "khuyến khích du học, bồi dưỡng nhân tài", đẩy mạnh khoa học kỹ thuật của Tôn Trung Sơn, đề ra chủ trương "tơn trọng trí thức, tơn trọng nhân tài". Chính việc thực thi chiến lược nhân tài này đa tạo nên những bước tiến mạnh mẽ trong việc giải phóng nguồn lực nhân tài và thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Tác giả Vũ Thị Phương Mai (2004), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao qua thực tiễn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước", Tạp chí

Tổ chức Nhà nước, số 11 [77], đã nêu và phân tích những kinh nghiệm phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước Mỹ, Nhật và một số nước cơng nghiệp hóa mới Đơng Á. Những kinh nghiệm đáng chú ý như: Coi trọng giáo dục - đào tạo theo nhu cầu xã hội; Tạo môi trường thuận lợi và có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng v.v…

Tác giả Nguyễn Định Luận (2005), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, số 14 [67], đã phân tích vai trị của

nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất bốn giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới: Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở; Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trường đào tạo nghề; Xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

TS. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [104]. Nội dung cuốn sách này gồm 3

chương, tập trung phân tích làm rõ các nội dung, như: phát triển nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam; thực trạng và những định hướng chủ yếu về phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay; vấn đề phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho CNH, HĐH trên cơ sở lấy phát triển giáo dục và đào tạo làm "Quốc sách hàng đầu". Để thực hiện 3 mục tiêu lớn của Giáo dục và Đào tạo "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", trong nội dung của cuốn sách đã đề cập và luận giải một số giải pháp, đó là: Tăng nguồn đầu tư từ ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện xã hội hóa Giáo dục và Đào tạo; Tiến hành đào tạo ban đầu đồng thời với đào tạo lại và

đào tạo thường xuyên; Mở rộng quy mô và tăng nhanh tốc độ đào tạo; Đào tạo có địa chỉ và theo yêu cầu xã hội; Tiếp tục cải cách nội dung và phương pháp đào tạo; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước đối với Giáo dục và Đào tạo.

Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (đồng chủ biên) (2005), Đào tạo

nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [37]. Cuốn sách đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và chỉ ra thực trạng của lực lượng lao động cũng như đào tạo nhân lực có trình độ. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển nhân lực này để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nhân lực khoa học và

cơng nghệ ở Hải Phịng phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [79]. Ở

chương 4 của luận án, Tác giả nêu lên một số quan điểm, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực khoa học và cơng nghệ ở Hải Phịng phục vụ CNH, HĐH đến năm 2020. Những quan điểm định hướng, mục tiêu phát triển nhân lực khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng và đề ra các giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở thành phố Hải Phòng phục vụ CNH, HĐH.

Tác giả Lê Văn Phục (2010), "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số nước trên thế giới", Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 [91], đã trình bày kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các nước trên thế giới: Singapo, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Tây Âu. Các quốc gia đều coi trọng và phát triển nền giáo dục - đào tạo, có chính sách thu hút sử dụng nhân tài. Trên cơ sở những kinh nghiệm đó, tác giả đã đưa ra một số ý kiến tham khảo cho Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế trí thức ở Việt Nam [34]. Cơng trình gồm 3 chương đã nêu những vấn đề lý luận và thực

tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế trí thức; Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế trí thức; Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế trí thức.

Có thể thấy, trong một chừng mực nào đó, các tác phẩm này đều phân tích vài trị của nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển kinh tế xã hội và các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các nước. Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu nguồn lực chất lượng cao của Thành phố Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 30 - 33)