của Thành phố Viêng Chăn đối với trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở địa phương
* Những tác động thuận lợi
- Từ thực tế của đất nước và thời đại, nhận thức của Đảng và Nhà nước về NNLCLC ngày càng đầy đủ hơn. Điều đó được thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào: coi con người là nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Cụ thể hóa quan điểm trên các bằng các chính sách về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được Đảng và Nhà nước ban hành. Đây là những tiền đề quan trọng cho việc tạo lập những cơ sở vật chất cần thiết cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Tăng trưởng kinh tế hàng năm của thành phố duy trì được mức khá cao, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt mức 12,17%; năm 2011 - 2013 là
12,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.759 USD và lên 2.768 USD vào năm 2013. Đây là những điều kiện quan trọng để nhà nước và bản thân người dân tăng tỷ lệ và mức độ đầu tư vào giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nâng cao chất lượng của nguồn lực lao động.
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển tương đối nhanh của ngành cơng nghiệp đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Công nghiệp tăng từ 43,34% giai đoạn 2001-2005 lên 45,88% trong giai đoạn 2006 - 2010, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của tỉnh giảm từ 20,78% trong giai đoạn 2001 - 2005 xuống còn 17,65%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch như trên kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động có trình độ chun kỹ thuật [131].
- Thành phố Viêng Chăn là địa phương có chỉ số phát triển con người cao nhất so với các địa phương trong cả nước. Thành phố Viêng Chăn với trình độ phát triển giáo dục và hệ thống y tế cao nhất trong cả nước đã tạo nền tảng thuận lợi cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
* Những tác động gây cản trở
- Điểm xuất phát về kinh tế của Thành phố thấp nên mặc dù tăng trưởng kinh tế tăng cao nhưng cho đến nay GDP/ người và ngân sách của Nhà nước còn rất thấp. Hạn chế này cản trở rất lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn lực so với yêu cầu phát triển của thành phố - Thủ đơ, đặc biệt là nguồn lực tài chính đầu cho phát triển nhân tài.
- Phong tục tập quán của một số địa phương còn lạc hậu, mặt khác do những lợi thế sẵn có của Thành phố như điều kiện tự nhiên ưu đãi cho phát triển nơng nghiệp nên ý chí vươn lên của người dân chưa mạnh mẽ. Tác phong làm việc của nhân dân và cán bộ của Thành phố chủ yếu theo thói quen chưa, có tính kỷ luật cao cũng là nhân tố gây trở ngại lớn cho công tác giáo dục đào tạo, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Cơ cấu kinh tế nhìn chung cịn lạc hậu, những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao chưa phát triển nên chưa tạo cầu cao đối với nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, đầu tư cho giáo dục - đào tạo và xóa đói giảm nghèo cịn hạn chế. Đầu tư nhà nước đối với giáo dục của Lào chỉ khoảng 11,8% của tổng số vốn đầu tư của xã hội. Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục chỉ khoảng 1,48% của GDP.
- Cơng tác chăm sóc sức khỏe, nhất là cho người nghèo, đồng bào địa phương còn nhiều hạn chế; tập quán sản xuất sinh hoạt lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số chưa khắc phục nên việc nâng cao thể lực cho người lao động cịn gặp rất nhiều khó khăn.