2.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
* Khái niệm phát triển nguồn nhân lực
Cho đến nay, do xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nên khái niệm phát triển nguồn nhân lực có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm của Unesco, phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Quan niệm này gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển sản xuất; do đó, phát triển nguồn nhân lực giới hạn phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm [12, tr.93].
Theo quan điểm của ILO, phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội.
Với cách tiếp cận trên, phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo con người, nền văn hóa, truyền thống lịch sử... Do đó, phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với quá trình nâng cao năng
lực xã hội và tính năng động xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt như thể lực, trí lực, nhân cách..., đồng thời, phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước.
* Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Nadler & Nadler cho rằng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và giáo dục đào tạo là những thuật ngữ có cùng nội hàm. Hai tác giả này định nghĩa "phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là làm tăng kinh nghiệm học được trong một khoảng thời gian xác định để tăng cơ hội nâng cao năng lực thực hiện công việc" [207, tr.1-3].
Tương tự như trong các thuật ngữ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong xu thế phát triển của thời đại, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cơ bản, lâu dài của tất cả các quốc gia.
Từ khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao, khái niệm phát triển nguồn nhân lực và các khái niệm nói trên trong luận án này quan niệm rằng:
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao quá trình làm tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao. Nó là một bộ phận quan trọng đặc biệt của phát triển nguồn nhân lực.
Đồng thời với sự tăng lên về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao phải không ngừng nâng cao hơn. Bởi lẽ, các nguồn lực phát triển của lồi người, của quốc gia ln thay đổi, các nguồn lực tài nguyên ngày càng cạn kiệt nên sự phát triển chủ yếu dựa vào nguồn lực trí tuệ của con người. Khoa học và công nghệ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển. Đó là kết quả sáng tạo của nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng đồng thời sự phát triển của nó địi hỏi phải nâng tầm chất lượng của nguồn lực con người. Từ đó cho thấy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao quan hệ chặt chẽ với nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ. Mặt khác, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi phải tạo ra được một cơ cấu nhân lực chất lượng cao phù hợp với trình độ phát triển của quốc gia, địa phương trong từng thời kỳ. Đồng thời với những nội dung nói trên, phát triển nguồn nhân lực cao đòi
hỏi phải phân bố, sử dụng nguồn nhân lực này một cách có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội.