b. Phân theo thành phần KT
4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để tăng cường thể lực cho nguồn nguồn nhân lực
sức khỏe cho cộng đồng để tăng cường thể lực cho nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao
Một trong những hạn chế của người Lào, trong đó có người Lào ở Thành phố Viêng Chăn, là thể lực nhỏ bé, sức khỏe yếu. Đây là một cản trở lớn để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sức khỏe phải được nhìn nhận như là tài sản của con người và xã hội giống như bất cứ tài sản vật chất nào. Kinh nghiệm của nhiều
quốc gia cho thấy, thể lực của cá nhân nếu tốt thì mới có khả năng phát huy trí lực của họ tốt hơn, tiêu chí để đánh giá trí lực là trình độ học vấn, kiến thức khoa học, khả năng vận dụng kiến thức khoa học - kỹ thuật và những kinh nghiệm trong sản xuất mà họ tích lũy, học tập được. Để có được những khả năng đó, con người phải có những tố chất sức khỏe cần thiết.
Mở rộng mạng lưới y tế xuống cơ sở, thực hiện chính sách khám và chữa bệnh có miễn phí và khơng miễn phí với mục đích, mục tiêu rõ ràng, đặc biệt chú ý quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người lao động, người nghèo…. Trên tinh thần đó, việc nâng cao tồn diện chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn phải chú trọng đẩy mạnh cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân; đầu tư về đội ngũ cán bộ y tế, cơ sở vật chất của ngành y tế nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu về thơng tin và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm... nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng con người và chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải ni dưỡng về vật chất và tinh thần của con người, bảo đảm có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh mẫn. Cụ thể như sau:
Tăng cường cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. Bởi vì, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em hiện nay chính là điều kiện để có được những người lao động khỏe mạnh phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp và các ngành khác trong tương lai.
Tổ chức thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo cho việc ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình. Đó cũng chính là điều kiện để huy động cho xã hội những người lao động khỏe mạnh, thông minh cho hiện tại và trong tương lai.
Tăng khẩu phần dinh dưỡng và cải thiện cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhân dân nhằm tăng cường năng lượng cho mỗi người dân, giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ em và nâng cao thể lực cho người lao động. Cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân những kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm, về cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để mỗi người, mỗi gia đình tự biết chăm sóc nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình mình, góp phần tạo ra những người công dân khỏe mạnh cho xã hội.
Cải thiện vệ sinh môi trường sống, điều kiện vệ sinh an toàn cho người lao động, nhất là những người làm việc trong những ngành công nghiệp nặng nhọc, độc hại như ngành khai thác mỏ, thuộc da... Các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp cần kết hợp với các bệnh viện tổ chức kiểm tra sức khỏe và thực hiện việc khám chữa bệnh định kỳ hàng năm cho người lao động.
Thực hiện phòng, chống các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến sức khỏe như nghiện hút, mại dâm... kết hợp với tuyên truyền lối sống văn hóa lành mạnh cho người dân.
Tạo điều kiện thuận lợi và tổ chức tốt việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho nhân dân - từ việc tham quan, du lịch, nghỉ mát, thưởng thức nghệ thuật cho đến các hoạt động lễ hội truyền thống nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân, giảm bớt sự căng thẳng của những người lao động sau một thời gian làm việc vất vả, nhất là đối với những người hoạt động trong các ngành công nghiệp.
Phát động các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong các doanh nghiệp và trong các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm tăng cường thể lực của người lao động.