Nhóm giải pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 140 - 145)

b. Phân theo thành phần KT

4.2.2. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo

lượng Giáo dục - đào tạo

Từ những phân tích cơ sở lý luận và thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Viêng Chăn cho thấy, phát triển giáo dục - đào tạo là giải pháp quan trọng và cơ bản nhất để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn mới. Với phương châm là đẩy mạnh giáo dục - đào tạo theo hướng đa dạng hóa loại hình và cấp độ đào tạo; đào tạo theo diện rộng và chuyên sâu để vừa bảo đảm về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của thành phố giai đoạn đến năm 2020. Nhóm giải pháp này bao gồm:

Một là, mở rộng qui mô đào tạo nhân lực cả ở trong nước và quốc tế.

Rà soát, quy hoạch mở rộng mạng lưới các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn. Ngồi các trường hiện có, Thành phố đề xuất với chính phủ cần củng

cố, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đa ngành ở các trường đại học. Đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho phép thành lập mới một số trường đại học quốc tế, đại học tư thục… về các lĩnh vực nhân lực phục vụ thiết thực nhu cầu phát triển của Thành phố. Tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ đầu đàn cho các trường Đại học, Viện nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực: quản lý, y học, công nghệ phần mềm, kinh tế…

Củng cố, mở rộng các trường hướng nghiệp dạy nghề, ưu tiên các trường nghề có nhu cầu lớn, phục vụ cho các lĩnh vực mũi nhọn, lĩnh vực được ưu tiên của Thành phố. Mở rộng hình thức đào tạo tại doanh nghiệp, liên doanh, liên kết đào tạo nghề cho người lao động.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng liên doanh liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các trình độ; tiếp tục đầu tư tài chính và có chính sách phù hợp để đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao của Thành phố trong những năm tiếp theo ở các Trường, Viện trong cả nước theo chỉ tiêu kế hoạch đào tạo và thi tuyển đầu vào. Đồng thời, đẩy mạnh liên doanh liên kết với trong và ngoài nước để mở các lớp đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Viêng Chăn. Chú trọng liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài theo nhu cầu của các dự án phát triển của thành phố.

Thành phố cần đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo Lào xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thích hợp, trên cơ sở liên kết giữa các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu và phát triển, các trung tâm đào tạo với các doanh nghiệp, gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu - sản xuất...

Thành phố cần tiếp tục xây dựng đề án đưa học sinh, sinh viên, cán bộ của Thành phố đi đào tạo tại nước ngoài, nhất là ở các phát triển, như: Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Singapore, Úc… Việc đưa số người đi đào tạo ở nước ngoài của Thành phố cần ưu tiên những ngành, lĩnh vực mà Thành phố đang cần, như:

Ngoại ngữ, tin học, quản trị kinh doanh, kinh tế, ngân hàng, quản lý xã hội…

Hai là, đổi mới nội dung, phương pháp và qui trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Đẩy mạnh đổi mới đào tạo công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, cơng nghệ sinh học và cơng nghệ vật liệu mới ở bậc đại học nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học của Lào giai đoạn hiện nay.

Phát triển mơ hình đào tạo theo nhu cầu đặt trước của các doanh nghiệp, các tổ chức; mơ hình gắn kết đào tạo, nghiên cứu với sản xuất của các doanh nghiệp lớn.

Xây dựng chương trình khung đào tạo cơng nghệ cao, bảo đảm sự liên thông của các cấp học, tăng tỷ lệ thực hành ở các môn học, loại bỏ các chương trình lạc hậu khơng đáp ứng u cầu. Tiếp thu có chọn lọc và triển khai đào tạo theo các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới.

Ba là, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố

Quy hoạch, kế hoạch đào tạo đến năm 2020 trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tập trung vào yêu cầu của các ngành kinh tế trọng điểm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố xây dựng quy hoạch về đào tạo cho nhân lực chất lượng cao và chỉ đạo các sở, ngành xác lập các chỉ tiêu như quy mô, chất lượng, cơ cấu nhân lực chất lượng cao đến năm 2020 cho tồn Thành phố, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với kế hoạch tài chính và yêu cầu phát triển của Thành phố.

Xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng năm, từng ngành kinh tế trọng điểm của Thành phố đối với các ngành mà Thành phố có ưu thế phát triển và có hàm lượng chất xám cao, đảm bảo cơ cấu phù hợp theo lĩnh vực, ngành nghề về trình độ, về độ tuổi.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đào tạo theo địa chỉ, theo yêu cầu phát triển của thành phố và nhu cầu xã hội. Trên cơ sở xã hội hóa, khuyến khích loại hình đào tạo dân lập, tư thục tạo điều kiện cho các trường có danh tiếng của nước ngoài tham gia đào tạo nhân lực chất lượng cao tại Thành phố Viêng Chăn.

Tăng cường kiểm định chất lượng đào tạo bằng các hình thức: thường xuyên, định kỳ kiểm định cuối khóa đào tạo, đối chiếu với nội dung, chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo. Cần coi trọng kiểm định chất lượng đào tạo trong hoạt động thực tiễn của người được đào tạo. Trên cơ sở đó, đổi mới nội dung, chương trình và nâng cao hơn chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố.

Bốn là, triển khai thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn và các lớp bồi dưỡng để đào tạo lại đối với nhân lực chất lượng cao.

Tổ chức rà soát, khảo sát đội ngũ nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo lại đối với nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng đến những nội dung cần đào tạo lại, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu.

Nội dung của đào tạo lại, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm:

+ Kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ trong điều kiện hội nhập, phát triển kinh tế tri thức, sử dụng công nghệ cao.

Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hiệu quả cơng việc địi hỏi hàm lượng chất xám cao theo tiêu chuẩn quốc tế, như vậy từ lực lượng cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước đến giáo viên hay cán bộ nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật đều phải bổ sung kiến thức liên quan để nâng cao chất lượng công việc, phù hợp với yêu cầu đặt ra. Với mỗi nhóm đối tượng trên, Thành phố cần xây dựng từng chương trình bồi dưỡng cụ thể và đặt

trong thứ tự ưu tiên, giao cho một số sở, ngành thực hiện nhiệm vụ này hoặc liên kết với các trường đại học, cao đẳng để thực hiện.

+ Kiến thức, trình độ về tin học, ngoại ngữ.

Tin học và ngoại ngữ có vai trị quan trọng đối với nhân lực chất lượng cao, tuy nó khơng quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ hay sự sáng tạo của đội ngũ nhân lực này, nhưng có vai trị tác động rất lớn. Đây là những phương tiện giúp cho cán bộ công chức làm việc khoa học, hiệu quả hơn, là công cụ để khai thác các tài liệu của nước ngoài, những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật trên thế giới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và giao tiếp quốc tế.

+ Kiến thức, kỹ năng về lãnh đạo và quản lý.

Những bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý nói chung, cơng tác quản lý trong từng lĩnh vực nói riêng đang đặt ra nhiệm vụ lớn cho việc bổ sung kiến thức, kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Viêng Chăn. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số những người được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý phải tham gia các khóa học, lớp bồi dưỡng cho cơng tác lãnh đạo, quản lý ở các cấp độ khác nhau. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công tác lãnh đạo quản lý phải vươn lên một tầm cao mới để đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

+ Văn hóa cơng sở và kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

Để hồn thiện đội ngũ cán bộ cơng chức và lực lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, việc bồi dưỡng kiến thức văn hóa và kỹ năng giao tiếp, ứng xử góp phần tạo môi trường làm việc hiện đại, thúc đẩy sự sáng tạo và làm việc hiệu quả. Thành phố Viêng Chăn cũng cần đặt ra chỉ tiêu đối với cán bộ công chức, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao những tiêu chí nhất định để thúc đẩy sự phát triển của bản thân mỗi cá nhân và tạo môi trường tốt cho cơ quan, công sở và môi trường phát triển nhân lực chất lượng cao.

Đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu cần xây dựng đội ngũ giáo viên có đức, có tài, làm cơ sở quan trọng để

nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và từng bước xây dựng đội ngũ cơng nhân trí thức - nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt là tăng cường dạy bằng tiếng Anh trong đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơng nghệ cao.

Khuyến khích các trường đại học trên địa bàn Thành phố giảng dạy lĩnh vực công nghệ cao bằng tiếng Anh. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án giảng dạy tiếng Anh trong trường phổ thông.

Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên lĩnh vực công nghệ cao, để đảm bảo đủ trình độ giảng dạy bằng tiếng Anh.

Thu hút giáo viên nước ngồi, người Việt Nam ở nước ngồi có trình độ cao vào giảng dạy lĩnh vực công nghệ cao bằng tiếng Anh.

Thúc đẩy các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi giảng viên, chuyên gia với nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 140 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w