Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 26 - 30)

phát triển nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế ở các quốc gia và các địa phương.

1.2. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤTLƯỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO LƯỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triểnkinh tế - xã hội kinh tế - xã hội

Với những thành tựu vượt bậc của khoa học - công nghệ từ những năm đầu của thế kỷ XX cho đến nay, nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trị quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của nhân loại. Do vậy, những nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao và làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực này là vấn đề được các nhà quản lý, các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố.

Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở

Việt Nam [59]. Ở đây, tác giả đã phân tích rõ vị trí, vai trị, chức năng của

nguồn lực trí tuệ - bộ phận trung tâm, làm nên chất lượng và sức mạnh ngày càng tăng của nguồn nhân lực và là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc và của tồn nhân loại. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong cơng cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cùng với sự phát triển của khoa học và cơng nghệ, lao động trí óc sẽ đóng vai trị chủ đạo trong q trình sản xuất. Người lao động trong giai đoạn hiện nay sẽ được "trí thức hóa" và sẽ trở thành chủ thể của xã hội. Vai trò của tri thức trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng chiếm một vị thế cao hơn.

Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố mang lại sức mạnh cạnh tranh chủ yếu trên thị trường, ưu thế về tri thức ở mỗi quốc gia sẽ dần dần thay thế cho ưu thế về vốn, nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ.

Cuốn sách Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự

nghiệp chấn hưng đất nước do GS.TS. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010)

[58], là tập hợp các bài tham luận tại hội thảo khoa học có cùng chủ đề. Một điểm chung của các bài viết trong cuốn sách này là quan điểm "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, ngun khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn". Như vậy tư tưởng chủ đạo của cuốn sách là nhân tài hay nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định sự phát triển của một đất nước. Vì vậy, muốn đất nước phát triển thì nhất thiết phải phát triển được đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam

trong hội nhập kinh tế quốc tế [116]. Trong luận án, tác giả đã nhấn mạnh

tới vai trò quan trọng hàng đầu của nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong q trình nghiên cứu vai trị, tác động to lớn của nhân lực chất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, thì cũng khơng thể bỏ qua sự tác động trở lại của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc phát triển nhân lực của đất nước. Tác giả coi nhân lực chất lượng cao là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là đưa kinh tế Việt nam gia nhập phân công lao động quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vào thị trường quốc tế. Như vậy, việc phát triển nhân lực chất lượng cao trong tương lai, phải hướng vào phát triển nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng; nhân lực quản lý hành chính nhà nước; nhân lực khoa học - công nghệ và phát triển đội ngũ giáo viên đại học và cao đẳng. Đây là một khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguyễn Văn Long (2010), Phát huy nguồn nhân lực bằng động lực thúc đẩy [69], nhấn mạnh trong nền kinh tế tri thức, khi giá trị sản phẩm hơn

80% là hàm lượng chất xám, tài sản nguồn nhân lực càng được đặt vào một vị trí quan trọng. Thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng trong các tổ chức. Người lao động làm việc nhiệt tình, năng suất và hiệu quả cơng việc cao thì các mục tiêu của tổ chức sẽ dễ dàng đạt được hơn, từ đó tạo thuận lợi khơng ngừng phát triển. Với quan điểm phát huy nguồn nhân lực bằng động lực thúc đẩy, bài viết xây dựng các luận cứ góp phần phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Trên thế giới, các nghiên cứu của Lau, J amison, Liu và Rivkin (1993), nghiên cứu về vốn con người các bang của Brazil [220]; Coulombe và Trembay (2001), nghiên cứu về về vốn con người các tỉnh của Canada [221]; Leung (2004), nghiên cứu về về vốn con người các tỉnh của Trung Quốc [222],… đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đặc biệt, năm 2005 kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB: Asean Development Bank) [198, tr.76-77] đã đưa ra cảnh báo rằng, các quốc gia đang phát triển sẽ có nguy cơ rơi vào 3 cái bẫy kỹ năng

thấp nếu thiếu quan tâm đầu tư vào vốn con người, 3 cái bẫy đó là: (i) Kỹ năng thấp, cơng việc tồi: các nước đang phát triển nếu cố gắng khai thác lợi

thế so sánh tĩnh dựa vào chi phí tiền lương thấp có thể rơi vào vịng luẩn quẩn: năng suất lao động thấp - ít đào tạo - thiếu những cơng việc u cầu

kỹ năng - năng lực cạnh tranh thấp đối với những thị trường yêu cầu kỹ năng cao hơn. (ii) Kỹ năng thấp, công nghệ thấp: bẫy này gắn liền với tình huống cơng nhân khơng có đủ kỹ năng để làm chủ và vận hành máy móc

thiết bị hiện đại nên máy móc, thiết bị khơng được khai thác hết cơng suất, gây lãng phí. Hậu quả là các cơng ty khơng có động lực để đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và nâng cao trình độ cơng nghệ. Do đó, năng suất sẽ tiếp tục giảm. Và (iii) Kỹ năng thấp, khơng có sáng kiến: bẫy này liên quan đến tình trạng nền kinh tế mà ở đó các cơng ty khơng có sáng kiến. Bởi lẽ, đội ngũ cơng nhân với kỹ năng thấp khơng có nhu cầu tích lũy kiến thức và kỹ năng thông qua việc đầu tư vào giáo dục - đào tạo [198].

Hậu quả của việc mắc phải 3 cái bẫy trên đây sẽ làm cho nền kinh tế rơi vào cái vịng luẩn quẩn của đói, nghèo: thiếu kỹ năng - thất nghiệp và thiếu

việc làm - nghèo đói.

Sommad Phonesena (2011), Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào [180].

Qua bài viết, tác giả đã phân tích sau hơn hai thập kỷ thực hiện chủ trương đổi mới, đất nước Lào đang bước sang một giai đoạn phát triển mới, trong đó, vị thế kinh tế và năng lực khơng cịn đơn thuần phụ thuộc vào sự sẵn có của các lợi thế cạnh tranh truyền thống, dựa trên tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động rẻ. Trong giai đoạn mới, yếu tố nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ tri thức và kỹ năng, sẽ giữ vai trò then chốt đảm bảo cho khả năng phát triển, hội nhập thành công của nền kinh tế. Để đạt được những mục tiêu này, đất nước đối mặt với nhiều thách thức yếu tố địa lý, các mức độ phát triển chênh lệch kinh tế - xã hội, và đặc biệt hơn nữa là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém. Để làm được điều này, Nhà nước và nhân dân Lào phải cùng đồng tâm hiệp lực với sự giúp đỡ quốc tế thực hiện tốt các chính sách, đã đề ra trong lĩnh vực giáo dục, y tế và dinh dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Tóm lại, với các cách tiếp cận khơng giống nhau nhưng các cơng trình nghiên cứu trên đều khẳng định, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện

quan trọng để các quốc gia có thể phát triển bền vững. Đội ngũ lao động có chất lượng, có kỹ năng cao sẽ có tao nhiều cơ hội phát triển thành công hơn cho các quốc gia trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w